Trồng cau quả
Được đăng : 13-12-2016 16:26:17
Rời quân ngũ về xóm 6, xã Hải Đường (Hải Hậu, Nam Định), anh sĩ quan biên phòng Đỗ Thanh Minh cùng vợ và 3 con tập trung phát triển kinh tế gia đình. Anh vay thêm tiền mua máy xay xát, máy tuốt lúa, máy cầy tay phục vụ bà con trong xã. Kinh tế gia đình dần ổn định. Nhưng với sức khỏe bệnh binh loại 2, anh không đảm nhiệm mãi những công việc nặng nhọc được, hơn nữa nếu chỉ độc canh cây lúa thì thu nhập thấp. Anh bán máy, hùn vốn mua gà lợn về nuôi. Anh dành thời gian đi các xã trong và ngoài huyện, tìm đến các "chiến hữu", đến những ông chủ trang trại học hỏi kinh nghiệm. Thời gian đầu vốn ít, anh chị nuôi 30 - 40 con lợn thịt, bán đi mua thêm,..
Rời quân ngũ về xóm 6, xã Hải Đường (Hải Hậu, Nam Định), anh sĩ quan biên phòng Đỗ Thanh Minh cùng vợ và 3 con tập trung phát triển kinh tế gia đình. Anh vay thêm tiền mua máy xay xát, máy tuốt lúa, máy cầy tay phục vụ bà con trong xã. Kinh tế gia đình dần ổn định. Nhưng với sức khỏe bệnh binh loại 2, anh không đảm nhiệm mãi những công việc nặng nhọc được, hơn nữa nếu chỉ độc canh cây lúa thì thu nhập thấp. Anh bán máy, hùn vốn mua gà lợn về nuôi. Anh dành thời gian đi các xã trong và ngoài huyện, tìm đến các "chiến hữu", đến những ông chủ trang trại học hỏi kinh nghiệm. Thời gian đầu vốn ít, anh chị nuôi 30 - 40 con lợn thịt, bán đi mua thêm, có tích lũy mở rộng chuồng trại nuôi gà, lợn. Đàn lợn thịt hiện tại anh có 100 con và 100 gà mỗi lứa. Năm 2002 và đầu năm 2003, anh xuất chuồng 20 tấn lợn thịt và 2 tấn gà. Sau khi trừ chi phí xây dựng chuồng trại, mua thức ăn, trả tiền vay, anh còn lại 10 - 15 triệu đồng/năm. Anh đã xây hầm biogas vừa bảo đảm vệ sinh môi trường lại vừa có khí đốt đun nấu giải phóng sự vất vả bếp núc của vợ và các con.
Ở Hải Đường có nghề trồng cau vườn. Cau khô đã được xuất sang Trung Quốc. 4 sào vườn nhà anh đã trồng 300 cây cau lấy quả. Cây cau thường ra hoa rộ vào tháng 4-5 âm lịch. Trồng cau sau 4 –5 năm mới ra hoa kết quả. Nhu cầu cau cho xuất khẩu ngày càng tăng và có giá trị cao nên có nhiều người trồng cau. Anh Minh chuyển sang làm con giống, chọn những cây cau đã 20 năm tuổi có buồng quả to, nhiều, anh mua buồng cau này về để chín trong nhà. Sau đó đưa cau ra vườn ươm, vườn cau giống được phủ đất bùn vừa giữ độ ẩm vừa cung cấp mùn cho cau phát triển. Khi mầm cau mọc cao khoảng 20 cm thì ra hàng được. Lúc này khách mua về trồng thì tỷ lệ sống cao. 10 năm nay anh Minh làm cau giống, có năm xuất bán 15.000 cây, tuy giá mỗi cây từ 2.000 - 5.000 đồng bình quân, song mỗi năm thu ổn định 30 triệu đồng. Anh còn nghiên cứu dùng biện pháp chăm bón bằng tro nước giải hay NPK tổng hợp chuyển cau chính vụ thành cau muộn. Vì thế, khi thiên hạ hết cau bán thì cau vườn nhà anh Minh vẫn còn. Giá mỗi quả cau tăng 1,5 - 2 lần, nhất là những buồng cau đẹp cho những đám hỏi, cưới người mua không tiếc tiền. Thu nhập về cau muộn của anh Minh gấp 3-4 lần chính vụ. Làm cau giống giỏi lại là "trùm" cau trái vụ nên bà con vùng Hải Đường gọi là "Minh cau".
Anh "Minh cau" giờ lại thêm nghề thu gom, sấy cau để xuất khẩu. Cau mua về luộc độ 2 tiếng cho mềm, đưa vào là sấy thủ công 2 ngày 2 đêm là được. 5-6 năm nay anh Minh làm cau xuất khẩu, giá 1 quả cau xuất sang Trung Quốc tăng 3-4 lần.