Trồng cỏ nhung Nhật Bản
Được đăng : 13-12-2016 16:26:17
Nếu như nhiều nhà ở Phù Đổng, huyện Gia Lâm làm giàu nhờ phát triển nghề trồng cỏ mật, cỏ voi, cỏ sả để chăn nuôi bò sữa thì việc gây trồng cây cỏ nhung có nguồn gốc từ Nhật Bản lại đang giúp cho một số hộ gia đình ở thôn Phú Diễn, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm- một vùng ngoại thành Hà Nội khác có nguồn thu nhập khá cao và đang manh nha một nghề mới - nghề trồng cỏ trang trí chuyên làm đẹp cho các khách sạn, biệt thự, nhà khách, công viên và các công trình công cộng khác.Theo chân ông Phí Văn Nguyên, một trong những chủ thầu chuyên trồng và cung cấp cỏ nhung Nhật với khối lượng lớn nhất nhì ở thôn, chúng tôi đến thăm các ruộng trồng cỏ của gia đình ông và bà con trong thôn. Nhằm dịp mưa xuân, trời ấm, tranh thủ thời tiết thuận lợi, chỗ này bà con đang dỡ cỏ kịp giao cho khách hàng, chỗ kia làm đất trồng mới hay đang chăm sóc những luống cỏ xanh rì, mềm mại như thảm nhung xanh chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch. Theo ông Nguyên thì người đầu tiên có công đưa giống cỏ và cách thức gieo trồng về cho bà con trong thôn là ông Phồn - một kỹ sư lâm nghiệp đã..
Nếu như nhiều nhà ở Phù Đổng, huyện Gia Lâm làm giàu nhờ phát triển nghề trồng cỏ mật, cỏ voi, cỏ sả để chăn nuôi bò sữa thì việc gây trồng cây cỏ nhung có nguồn gốc từ Nhật Bản lại đang giúp cho một số hộ gia đình ở thôn Phú Diễn, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm- một vùng ngoại thành Hà Nội khác có nguồn thu nhập khá cao và đang manh nha một nghề mới - nghề trồng cỏ trang trí chuyên làm đẹp cho các khách sạn, biệt thự, nhà khách, công viên và các công trình công cộng khác.
Theo chân ông Phí Văn Nguyên, một trong những chủ thầu chuyên trồng và cung cấp cỏ nhung Nhật với khối lượng lớn nhất nhì ở thôn, chúng tôi đến thăm các ruộng trồng cỏ của gia đình ông và bà con trong thôn. Nhằm dịp mưa xuân, trời ấm, tranh thủ thời tiết thuận lợi, chỗ này bà con đang dỡ cỏ kịp giao cho khách hàng, chỗ kia làm đất trồng mới hay đang chăm sóc những luống cỏ xanh rì, mềm mại như thảm nhung xanh chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch. Theo ông Nguyên thì người đầu tiên có công đưa giống cỏ và cách thức gieo trồng về cho bà con trong thôn là ông Phồn - một kỹ sư lâm nghiệp đã nghỉ hưu. Cách đây hơn 10 năm, nhân một chuyến đi công tác nước ngoài ông Phồn đã quan sát, học tập kinh nghiệm gieo trồng và đem được một số hạt giống của loại cỏ này về trồng. Sau đó một số bà con còn học thêm được trong quá trình làm thuê chăm sóc cây cảnh, chăm sóc cỏ trang trí cho các đại sứ quán, các khách sạn lớn ở Hà Nội. Nhận thấy đây là một loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao nên một số hộ gia đình đã mạnh dạn thuê đất, thuê lao động gieo trồng để cung cấp sản phẩm cho các nơi. Ông Nguyên cho biết: Cả thôn có tới 30-40 hộ chuyên trồng và cung ứng loại cỏ này, trong đó có tới 4 hộ thuộc hàng đại gia tổ chức trồng với diện tích lớn, mỗi hộ lên tới 4-5 mẫu và là các đầu mối thu gom, giao dịch tiêu thụ đi các nơi cho bà con. Năm 2006 gia đình ông Hồng trồng được 3 mẫu cỏ nhung Nhật cung cấp trên 10.000 m2 cỏ cho các quận, huyện ở thành phố và các tỉnh, trong đó có hơn 5.000 m2 cho nhà ga sân bay Nội Bài, thu về trên 150 triệu đồng. Năm 2007, hộ ông Nguyên trồng 4 mẫu, mỗi năm xén 2 lứa, cho thu nhập trên dưới 300 triệu đồng. Nhờ vậy, ông đã có tiền xây nhà mới cho con. Nhiều hộ đứng ra làm chủ thầu, thuê nhân công lao động như ông Nguyễn Văn Hồng, bà Phí Thị Nhân (Thìn), ông Phí Đức Tâm, bà Phí Thị Đông, Phí Thị Xạ, chị Nguyễn Thị Dương, bà Trần Thị Khêu...mỗi năm cũng thu được từ 40 đến 50 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí và tiền thuê đất. Tiền công lao động trồng cỏ trung bình từ 30 đến 50 ngàn đồng/ngày và hầu như ổn định quanh năm là một nguồn thu không nhỏ đối với khoảng 100 lao động các nơi đến làm cho các gia đình nhận thầu trong thôn. Bà Hà Thị Xuyên, vợ ông Nguyên cho biết: Cỏ nhung Nhật dễ trồng, đầu tư ít hơn so với trồng các loại rau màu khác lại ít bị sâu bệnh, mất mùa. Mỗi sào, trừ luống rãnh còn lại khoảng 320-330 m2, đầu tư hết khoảng 700 - 800 nghìn đồng kể cả tiền giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh. Với giá bán thấp nhất 15.000 đồng, cao nhất 25.000 đồng/m2như hiện nay, bình thường trong một năm cỏ nhung Nhật cho 2 vụ thu hoạch vào tháng giữa năm và cuối năm, nếu chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi có thể cho 3 vụ, như vậy sau khi trừ chi phí mỗi năm người trồng cỏ trang trí có thể thu lãi được từ 7 đến 10 triệu đồng/sào (180-250 triệu đồng/ha/năm), ít có loại cây trồng nào sánh kịp.
Được hỏi về đầu ra và khả năng mở rộng nghề trồng cỏ trang trí mới mẻ này, ông Nguyên cho biết: Những năm đầu chủ yếu cung cấp cho các đại sứ quán các nước, các khách sạn lớn ở Hà Nội, nhưng hiện nay nhu cầu trang trí cây cảnh nói chung, cỏ nhung Nhật nói riêng ngày một tăng do nhu cầu ngày càng mở rộng nên hầu như bà con vẫn có việc làm quanh năm. Hiện nay cỏ nhung Nhật của Phú Diễn hàng ngày vẫn theo các chuyến xe lửa, ô tô chuyển đến góp phần làm đẹp cho các công trình công cộng, các cơ quan, công sở, các nhà máy, các nhà hàng, khách sạn ở Thủ đô và nhiều tỉnh khác, tới tận miền Trung và miền Nam. Cây cỏ nhung Nhật đã tạo nên một nghề mới - nghề trồng cỏ trang trí góp phần làm giàu cho địa phương và làm đẹp cho đời.