Trồng dưa leo siêu nhỏ
Được đăng : 13-12-2016 16:26:17
Một loại dưa leo siêu nhỏ mà trái chỉ dài bằng cỡ đốt ngón tay đã được gieo trồng thành công tại TP.HCM. Dưa leo siêu nhỏ có hình dáng cùng với vị giòn ngọt như dưa leo thông thường. Khi chín, trái có màu hồng ửng, bóng láng, đường kính chỉ từ 4–6mm, có chiều dài từ 8mm–1cm.Người trồng được loại dưa leo siêu nhỏ này là anh Huỳnh Anh, một kỹ sư 50 tuổi, ngụ tại nhà số 12 đường 23B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân TP.HCM.Anh Huỳnh Anh cho biết, xuất xứ của giống dưa leo này là một loại cây dại có ở Khánh Hòa. Từ năm 2001, anh Huỳnh Anh đã đưa giống cây này về trồng thử nghiệm tại vườn nhà mình nhưng chỉ đến nay, sau gần 7 năm gieo trồng gặp nhiều thất bại, cây mới cho ra trái. Cây dạng dây leo, có vòi cuốn, thích hợp đất thịt, ẩm nhưng có nhiều ánh sáng.Để trồng được loại dưa leo siêu nhỏ này, anh Huỳnh Anh phải kỳ công ghép rễ cây của loại cây này với rễ cây bình bát thì mới trồng được và cho ra trái.Trước đó, anh đã ghép rễ loại cây dại này với nhiều loại cây khác như mướp, bầu, bí... nhưng tất cả đều thất bại. Cây hoặc không sống được hoặc mọc tốt nhưng không cho trái.Trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ cây có thể cao tới 6m, là cây thường niên, ra hoa nhiều vào cuối đông (tháng 12 Âm lịch), cánh hoa màu trắng, nhị màu vàng. Trên cùng một cây có hoa đực, hoa cái, và hoa lưỡng tính. Hoa cái thụ phấn nhờ gió, hoặc côn trùng mang phấn hoa từ bao phấn của nhị đực. Những cây dưa ở vườn nhà anh Huỳnh Anh được..
Một loại dưa leo siêu nhỏ mà trái chỉ dài bằng cỡ đốt ngón tay đã được gieo trồng thành công tại TP.HCM. Dưa leo siêu nhỏ có hình dáng cùng với vị giòn ngọt như dưa leo thông thường. Khi chín, trái có màu hồng ửng, bóng láng, đường kính chỉ từ 4–6mm, có chiều dài từ 8mm–1cm.
Người trồng được loại dưa leo siêu nhỏ này là anh Huỳnh Anh, một kỹ sư 50 tuổi, ngụ tại nhà số 12 đường 23B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân TP.HCM.
Anh Huỳnh Anh cho biết, xuất xứ của giống dưa leo này là một loại cây dại có ở Khánh Hòa. Từ năm 2001, anh Huỳnh Anh đã đưa giống cây này về trồng thử nghiệm tại vườn nhà mình nhưng chỉ đến nay, sau gần 7 năm gieo trồng gặp nhiều thất bại, cây mới cho ra trái. Cây dạng dây leo, có vòi cuốn, thích hợp đất thịt, ẩm nhưng có nhiều ánh sáng.Để trồng được loại dưa leo siêu nhỏ này, anh Huỳnh Anh phải kỳ công ghép rễ cây của loại cây này với rễ cây bình bát thì mới trồng được và cho ra trái.
Trước đó, anh đã ghép rễ loại cây dại này với nhiều loại cây khác như mướp, bầu, bí... nhưng tất cả đều thất bại. Cây hoặc không sống được hoặc mọc tốt nhưng không cho trái.
Trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ cây có thể cao tới 6m, là cây thường niên, ra hoa nhiều vào cuối đông (tháng 12 Âm lịch), cánh hoa màu trắng, nhị màu vàng. Trên cùng một cây có hoa đực, hoa cái, và hoa lưỡng tính. Hoa cái thụ phấn nhờ gió, hoặc côn trùng mang phấn hoa từ bao phấn của nhị đực. Những cây dưa ở vườn nhà anh Huỳnh Anh được thụ phấn nhờ đàn ong ruồi về làm tổ ngay trong bụi.
Cây thuộc loại dây leo, thân tròn hơi có cạnh, dáng mảnh khảnh, nhiều nhánh con. Ở đầu ngọn, thân non, cuống lá non thường phủ bởi lớp lông tơ màu trắng. Mỗi đốt thân có vòi bám mọc đối xứng với lá qua trục thân. Vòi bám giúp cây leo lên cao đón ánh sáng.Nhân giống từ đốt thân cắt từ cây mẹ. Đốt cắt phải có chồi nách hoặc có ít nhất là 1 lá.
Đất trồng cành chiết phải đủ dinh dưỡng, xốp, sạch, và luôn ẩm. Cây chỉ thành công khi ghép đốt thân vào rễ cây bình bát. Không thành công khi thử ghép đốt thân dưa siêu nhỏ vào phần rễ của các cây cùng họ bầu, bí khác.
Hiện nay, anh Huỳnh Anh đã làm chủ được kỹ thuật trồng loại dưa leo siêu nhỏ này.
Anh cho biết, với phương pháp ươm hạt thông thường, từ khi ươm hạt tới lúc cây lên chồi kéo dài hơn 30 ngày và phải đợi tới hơn 140 ngày mới ra hoa.
Với cách ghép cây mà anh Huỳnh Anh thực hiện, thời gian ghép cây thành công, khoảng sau ngày thụ phấn chỉ 15 ngày đã có thể thu hoạch trái. Sau mỗi lần thu hoạch trái, có thể cắt ngọn tạo thân mới lại tiếp tục ra đợt hoa trái mới, thời gian ngắn hơn so với phương pháp gieo hạt tự nhiên rất nhiều.
Dưa leo siêu nhỏ có hình dáng cùng với vị giòn ngọt như dưa leo thông thường. Khi chín, trái có màu hồng ửng, bóng láng, đường kính chỉ từ 4–6mm, có chiều dài từ 8mm–1cm.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của loại dưa leo này là tinh dầu của chúng có nhiều ở lá, quả nên có mùi đặc biệt hơn dưa leo, khi ngửi có cảm giác thư giãn, thơm lâu. Anh Huỳnh Anh cũng cho biết, trong tương lai, có thể anh sẽ nhờ tới những nhà nghiên cứu, chuyên gia lai tạo giống phối hợp ghép để trái cây có thể đạt chất lượng hơn, to hơn.
Theo các nhà chuyên môn, những loại rau quả bé xíu như dưa siêu nhỏ mà anh Huỳnh Anh trồng được còn gọi là rau quả "baby". Một số loại rau quả "baby" đã được nhà vườn trồng ở Đà Lạt để bán.
Ưu điểm của loại rau quả "baby" là, hàm lượng vitamin cao, trồng trong môi trường sạch sẽ, thời gian trồng quay vòng nhanh nên ít tỉ lệ sâu bệnh. Rau quả "baby" hiện chưa phổ biến nhiều, vì người dân chưa có thói quen sử dụng nên dẫn tới thấy giá cả đắt so với rau quả thường.
Trong khi đó, TS Nguyễn Bá Hùng (Giám đốc TNHH Hùng Thiên, Đà Lạt) cho biết, các loại rau quả "baby" ở Việt Nam hiện có giống ngoại nhập từ các nước châu Âu từ hàng chục năm nay. Ở nước ngoài, người dân rất ưa chuộng dùng rau quả "baby" vì giá trị năng lượng cao, đẹp mắt, nhưng ở Việt Nam, loại rau quả này phần nhiều vẫn chỉ những khách sạn 5 sao, nhà hàng sang trọng ưa chuộng, vẫn chưa phổ biến ở siêu thị.
Rau quả "baby" có giá trung bình 35.000 đ/kg. Khách mua loại rau này không chê đắt vì hiểu được giá trị dinh dưỡng và sự khó khăn hơn trong việc trồng trọt, thu hoạch quả "baby".
Ngoài việc có thể sử dụng trái cây ăn sống lạ và ngon miệng, làm salad trộn, giải nhiệt, lá cây có nhiều tiềm năng có thể khai thác, tìm hiểu.
Riêng lá, anh Huỳnh Anh cho biết đã lấy mẫu lá gửi Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc Ký (TP.HCM) phân tích. Kết quả phân tích trong thành phần mẫu lá dưa leo siêu nhỏ này có nhiều vitamin D3, vitamin E, các khoáng chất Fe, Mn, Cu, Zn… Đây là những chất tốt cho việc dưỡng da, trẻ hoá da.
Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa (GĐ Trung tâm chuyển giao tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp – Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam), tương lai chắc chắn loại rau quả "baby" sẽ được chuộng, vì nhận thức về rau an toàn, thưởng thức rau quả có chất lượng... đang được người dân lưu ý hơn. Có giống dưa "baby" siêu nhỏ thuần Việt thì rất tốt. Quả được người dân địa phương sử dụng lâu năm là một yếu tố, nhưng cần phải được phân tích giá trị dinh dưỡng và phân tích độc tố. Ngoài ra, muốn phổ biến, phát triển một loại cây trồng phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận nó là một loại giống không độc, đã được người dân sử dụng.