Trồng nấm rơm
Được đăng : 13-12-2016 16:26:17
An Giang có khoảng 500.000ha đất trồng lúa nên sau mỗi vụ lúa, lượng rơm thải rất lớn. Một thời gian dài, nguồn rơm này được nông dân đốt bỏ hoặc thải xuống sông rạch, gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông đường thủy. Một số nông dân tại các huyện Châu Thành, Chợ Mới, An Phú... đã tận dụng rơm để trồng nấm, nhưng diện tích không nhiều, sản xuất còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Nhận thấy tiềm năng quan trọng đó, An Giang đã triển khai đề án phát triển nghề trồng nấm rơm giai đoạn 2005 - 2010. Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cho biết: “Sau khi có đề án, các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, mở các lớp tập huấn, xây dựng điểm trình diễn; khuyến khích nông dân tận dụng nguồn nguyên liệu rơm hiện có phát triển nghề trồng nấm. Hệ thống ngân hàng cũng vào cuộc bằng cách cho nông dân vay vốn ưu đãi để sản xuất, xây dựng cơ sở chế biến”.Đến thời điểm này, nghề trồng nấm đã trở thành phong trào sâu rộng trong toàn tỉnh, các ngành chức năng đã tổ chức hơn 100 lớp tập huấn kỹ thuật. Ông Phả cho biết thêm: “Hiện..
An Giang có khoảng 500.000ha đất trồng lúa nên sau mỗi vụ lúa, lượng rơm thải rất lớn. Một thời gian dài, nguồn rơm này được nông dân đốt bỏ hoặc thải xuống sông rạch, gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông đường thủy. Một số nông dân tại các huyện Châu Thành, Chợ Mới, An Phú... đã tận dụng rơm để trồng nấm, nhưng diện tích không nhiều, sản xuất còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát. Nhận thấy tiềm năng quan trọng đó, An Giang đã triển khai đề án phát triển nghề trồng nấm rơm giai đoạn 2005 - 2010. Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cho biết: “Sau khi có đề án, các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, mở các lớp tập huấn, xây dựng điểm trình diễn; khuyến khích nông dân tận dụng nguồn nguyên liệu rơm hiện có phát triển nghề trồng nấm. Hệ thống ngân hàng cũng vào cuộc bằng cách cho nông dân vay vốn ưu đãi để sản xuất, xây dựng cơ sở chế biến”.
Đến thời điểm này, nghề trồng nấm đã trở thành phong trào sâu rộng trong toàn tỉnh, các ngành chức năng đã tổ chức hơn 100 lớp tập huấn kỹ thuật. Ông Phả cho biết thêm: “Hiện diện tích trồng nấm đã lên đến 1.000ha, tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Bên cạnh đó, còn có 11 điểm sơ chế và tiêu thụ nấm, 38 tổ hợp tác trồng nấm. Sản xuất có bài bản đã giúp năng suất nấm rơm đạt bình quân 11, 5 tấn/ha”.
Nói về hiệu quả của cây nấm, ông Đinh Ngọc Mãnh, Phó phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Mới cho biết: "Toàn huyện đã có 441 hộ tham gia trồng nấm. Nếu giá nấm dao động ở mức 8.000 - 12.000 đồng /kg thì nông dân thu lợi nhuận 4-7 triệu đồng /1.000m2". Ông Phan Cường Liệt, nông dân ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) nói thêm: “Nếu tính năng suất khoảng 1, 2 tấn/1.000m2, sản xuất 5 lứa /năm, mỗi hộ có thể lời 18-20 triệu đồng /năm. Đó là chưa kể có thể tận dụng được rơm đã sử dụng trồng nấm để đốt lấy tro hoặc bán làm phân hữu cơ cũng thu nhập thêm 700.000 đồng”. Theo thống kê của tỉnh, chỉ với khoảng 1.000ha trồng nấm đã mang lại giá trị sản xuất ước đạt 84 tỉ đồng, sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận trên 50 tỉ đồng, gấp 4 lần so với thu nhập từ trồng lúa. Ngoài ra, cây nấm còn góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, tạo việc làm thường xuyên cho gần 7.000 lao động và hơn 45.000 lao động thời vụ.
Triển vọng
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp An Giang, hiện nông dân chỉ mới tận dụng 8-10% lượng rơm trong 2 vụ lúa chính là đông xuân và hè thu để sản xuất nấm rơm. Do đó, vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển nghề này tại An Giang. Theo ông Phả, hiện nay, nhu cầu của thị trường thế giới về cây nấm rất lớn, do đó tỉnh sẽ quy hoạch vùng sản xuất và phấn đấu hết năm nay nâng diện tích lên gấp 5 lần. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh sẽ tổ chức 120 lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, tổ chức 15 cuộc hội thảo với sự tham gia của 1.500 nông dân. Chi cục Hợp tác xã và PTNT cũng có kế hoạch đầu tư thêm 10 cơ sở sơ chế biến và tiêu thụ nấm rơm.
Về việc giải quyết đầu ra cho nấm thương phẩm, ông Phả cho biết: “Ngành nông nghiệp sẽ chủ động quan hệ với các doanh nghiệp để tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ hợp tác thông qua ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức các đại lý thu mua, sơ chế nấm”.
Hàng năm thị trường thế giới tiêu thụ khoảng 15 triệu tấn nấm rơm, trong đó nước ta dù đứng hàng thứ 3 về xuất khẩu nấm nhưng sản lượng chỉ đạt khoảng 100.000 tấn. Do đó, nếu được đầu tư đúng mức và sử dụng triệt để nguồn rơm hiện có, An Giang hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu. Với chủ trương chú trọng phát triển nghề trồng nấm, trong tương lai không xa, An Giang cùng cả nước mang về nguồn ngoại tệ không nhỏ. Lúc đó, cùng với cá tra, cá ba sa và lúa, nấm rơm cũng trở thành một phần của biểu tượng An Giang.