Trồng quýt tiều trên núi – một hướng làm kinh tế cho người dân vùng núi
Được đăng : 13-12-2016 16:26:17
Quýt tiều núi có trái to, ngọt, màu sắc đẹp và để được lâu hơn quýt trồng dưới đồng bằng nên thường bán được giá cao. Theo một chủ vườn quýt tiều ở ở ấp Dồ Bà, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang: Quýt tiều là loại cây không dễ trồng ở núi nhưng nếu biết áp dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm canh tác, sẽ có được loại trái cây rất đặc sắc. Theo kinh..
Quýt tiều núi có trái to, ngọt, màu sắc đẹp và để được lâu hơn quýt trồng dưới đồng bằng nên thường bán được giá cao. Theo một chủ vườn quýt tiều ở ở ấp Dồ Bà, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang: Quýt tiều là loại cây không dễ trồng ở núi nhưng nếu biết áp dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm canh tác, sẽ có được loại trái cây rất đặc sắc. Theo kinh nghiệm của người trồng quýt An Giang, khó nhất là khâu xử lý để cây cho trái theo ý muốn, thu hoạch đúng vào dịp Tết sẽ bán được giá hơn. Quýt tiều từ lúc ra bông cho đến lúc thu hoạch là 9 tháng. Thời gian xử lý để cây cho thu hoạch đúng vào dịp Tết phải bắt đầu vào tháng 3 âm lịch. Ban đầu kích thích cho cây ra bông bằng cách phun xịt thuốc dưỡng, đến tháng thứ 5-6 thì bón phân kali để cứng cây. Sau đó cứ 15-20 ngày bón phân đạm, lân, kali và phân chuồng một lần. Đặc biệt, xiết nước trước khi thu hoạch từ 10-15 ngày để trái ngọt hơn.
Với một trang trại có khoảng 200 gốc quýt tiều, sản lượng từ 80-130kg/cây/năm. Nếu thu hoạch đúng dịp Tết sẽ cho sản lượng trên 12 tấn, với giá thị trường hiện nay sẽ đem lại cho chủ trang trại khoảng 100 triệu đồng. Được biết nhu cầu về quýt tiều hiện rất lớn, các đầu mối thu mua ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, thậm chí cả ở Campuchia cũng đến tận vườn mua.