Trừ ốc bươu vàng 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:18
Biện pháp cơ học :1.Đặt lưới mắt cáo bằng kim loại, bằng lưới nilon hay bằng tre nứa ở cống, bộng dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan, đồng thời cũng dễ thu gom. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch.2.Bắt ốc và thu gom ốc bằng tay. Nên bắt ốc sớm và liên tục từ lúc sạ đến 2, 3 tuần sau, nên bắt lúc sáng sớm hay chiều mát vì lúc này ốc linh hoạt và dễ thấy. Ốc thu gom có thể dùng để ăn hay bán cho các trại nuôi vịt, nuôi cá bè, nuôi tôm… Giá thu mua trung bình 1 kg ốc hiện nay khoảng 500 – 1.000 đồng.3.Vét rãnh trên ruộng để khi tháo nước, ốc gom xuống rãnh dễ thu gom.4.Cắm cọc rải rác trên ruộng để ốc lên đẻ rồi thu gom bằng tay.Biện pháp canh tác:1.Ở An Giang, nông dân có kinh nghiệm không đưa nước vào ruộng sớm, chỉ giữ ruộng đủ ẩm, để hạn chế OBV di chuyển và gây hại.2.Giai đoạn chuẩn bị làm..

Biện pháp cơ học :
1.Đặt lưới mắt cáo bằng kim loại, bằng lưới nilon hay bằng tre nứa ở cống, bộng dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan, đồng thời cũng dễ thu gom. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch.
2.Bắt ốc và thu gom ốc bằng tay. Nên bắt ốc sớm và liên tục từ lúc sạ đến 2, 3 tuần sau, nên bắt lúc sáng sớm hay chiều mát vì lúc này ốc linh hoạt và dễ thấy. Ốc thu gom có thể dùng để ăn hay bán cho các trại nuôi vịt, nuôi cá bè, nuôi tôm… Giá thu mua trung bình 1 kg ốc hiện nay khoảng 500 – 1.000 đồng.
3.Vét rãnh trên ruộng để khi tháo nước, ốc gom xuống rãnh dễ thu gom.
4.Cắm cọc rải rác trên ruộng để ốc lên đẻ rồi thu gom bằng tay.
Biện pháp canh tác:
1.Ở An Giang, nông dân có kinh nghiệm không đưa nước vào ruộng sớm, chỉ giữ ruộng đủ ẩm, để hạn chế OBV di chuyển và gây hại.
2.Giai đoạn chuẩn bị làm đất nếu cày bừa kỹ, cày sâu thì có thể diệt OBV so với không cày. Ở Quảng Trị, sau khi thu hoạch nông dân tiến hành cày lật để hạn chế OBV ở vụ sau, do vào thời điểm sau thu hoạch ốc chưa kịp vùi sâu xuống lớp đất bên dưới.
3.Cho nước vào ruộng sớm (trước khi sạ) để nhử ốc trồi lên, sau đó tiến hành cày diệt ốc.
4.Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch cũng góp phần diệt ốc.
5.Bón lót NPK kết hợp với vôi ( 500 kg/ha) để diệt ốc.
6.Cấy mạ già, cấy dầy, tăng lượng giống sạ.
Biện pháp sinh học:
1.Thả vịt ăn ốc: Vừa đỡ tốn kém chi phí thức ăn cho vịt, vừa cải thiện phẩm chất trứng, phân vịt còn bồi dưỡng cho đất. Có thể thả vịt sau khi bừa lần cuối rồi dẫn nước vào ruộng hay thả vịt ngay sau khi thu hoạch, 1.000 m2 chỉ cần thả 20 con vịt giúp làm giảm đáng kể OBV. Ở Thái Lan, chủ ruộng phải trả tiền cho những người nuôi vịt chạy đồng thay vì mua thuốc diệt ốc.
2.Thả cá: Ở những vùng ngập nước và khó rút cạn thì mô hình lúa – cá là biện pháp tốt nhất để làm giảm thiệt hại do OBV. Tùy điều kiện, như ở Cần Thơ thả 3 con/1m2 bề mặt nước các loài cá trê lai, cá chép, cá trắm đen. Kết quả quan sát sau 3 tháng cho thấy mật số ốc giảm 90%.
Biện pháp dùng thuốc thảo mộc :
Có thể sử dụng các loài cây sau:
- Lá cây trúc đào : 30 – 40 kg lá/ha.
- Hạt xoan ta : 20 – 30 kg hạt/ ha.
- Rễ cây thuốc cá : 30 – 40 kg rễ/ha.
Rễ, lá và hạt của các cây trên được phơi khô, nghiền nhỏ rồi rắc đều trên ruộng được giữ ở mức nước 3 – 5 cm.
Dẫn dụ sinh học :
Ở Cambodia nông dân dùng cây xương rồng, chặt thả xuống nước, nhựa cây dẫn dụ ốc làm ốc say, nổi lên mực nước giúp thu nhặt ốc dễ dàng hơn. Ở Việt Nam, nông dân ta dùng cành lá đu đủ, lá thầu dầu, lá mướp, xơ mít, thân lá khoai mì … bỏ xuống nước để dẫn dụ ốc bu đến và sau đó thu gom.
Sử dụng ốc để làm phân bón :
Ở Thái Lan người ta dùng ốc + rỉ đường + rau, quả phế thải để làm phân bón phun lên lá hay tưới vào gốc.
Biện pháp hóa học: Dùng vôi, đồng (CuSO4) và thuốc hóa học theo hướng dẫn của cán bộ BVTV.