Ứng dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống lúa Nàng Thơm Hậu Giang
Được đăng : 13-12-2016 13:59:28
Đề tài nghiên cứu khoa học về việc ứng dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống lúa Nàng Thơm Hậu Giang do Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, phòng Công nghệ Sinh học thuộc Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu vừa được triển khai thực hiện tại tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu của dự án là sau 2 năm sẽ tạo được giống lúa Nàng Thơm Hậu Giang thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương có phẩm chất gạo..
Đề tài nghiên cứu khoa học về việc ứng dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống lúa Nàng Thơm Hậu Giang do Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, phòng Công nghệ Sinh học thuộc Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu vừa được triển khai thực hiện tại tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu của dự án là sau 2 năm sẽ tạo được giống lúa Nàng Thơm Hậu Giang thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương có phẩm chất gạo ngon, hàm lượng amylose từ 23 - 24%, có mùi thơm, năng suất bình quân từ 5 đến 5,5 tấn/ha, có giá trị kinh tế cao hơn các giống lúa thường khác đang sản xuất tại địa phương.
Nội dung của đề tài là ứng dụng các công nghệ di truyền để lai tạo, cấy ghép tìm ra một giống lúa đặc sản có phẩm chất cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng đất Hậu Giang để cung cấp cho nông dân tổ chức nhân giống và theo dõi các đặc tính sinh trưởng và kháng sâu bệnh. Trong quá trình triển khai đề tài, các cán bộ và nông dân sẽ được tiếp cận với các tiến bộ khoa học về công nghệ sinh học nhằm nâng cao kiến thức và có thể ứng dụng vào việc lai tạo, nhân giống các loại cây trồng khác. Hiện nay, tỉnh Hậu Giang chưa có giống lúa thơm đặc trưng của địa phương, diện tích sản xuất các giống lúa đặc sản có giá trị cao còn ít, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật của nông dân chưa cao. Đây là điều kiện tốt để nông dân ứng dụng khoa học và tìm ra được giống lúa đặc trưng của Hậu Giang giúp nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho nông dân./.