Vai trò và cách gây nuôi tảo hữu ích trong ao - hồ nuôi thủy sản
Được đăng : 13-12-2016 13:53:59
rong nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm - cá nói riêng, màu nước có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia hình thành chuỗi thức ăn tự nhiên, hệ lọc sinh học, ổn định các thông số môi trường… Nói cách khác, nuôi thủy sản muốn thành công, trước tiên cần phải nuôi và giữ màu nước ổn định, bền vững. Vậy màu là gì? Nuôi nước bằng cách nào? Vai trò cụ thể của màu nước ra sao? Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến màu nước. Thực chất, màu nước trong ao - hồ nuôi thủy sản được hình thành chủ yếu do các hệ phiêu sinh thực vật (Phytoplankton), phiêu sinh động vật (Zooplankton), các loài tảo, ấu trùng các loài giáp xác… Đối với nghành thủy sản, màu nước được xem là lý tưởng để nuôi tôm - cá tốt nhất đó là màu xanh lá chuối non và màu vàng vỏ đậu xanh. Trong đó, màu xanh lá chuối non thể hiện sự hiện diện mật độ cao của loài tảo lục (Chlorella), màu vàng vỏ đậu xanh, thể hiện sự hiện diện mật độ cao của tảo khuê (Chaetoceros), tảo Silic (Skeletonema). Sự hiện diện 3 loài tảo này trong các ao - hồ nuôi thủy sản, thể hiện môi trường rất nhiều thức ăn tự nhiên, phong phú về chủng loại thức ăn tự nhiên, cân bằng các yếu tố môi trường và các phương trình sinh hóa - sinh lý, ít các loài tảo độc - rong độc, giàu dưỡng chất. Màu nước được hình thành thông qua biện pháp bón phân, hay còn gọi là khâu gây màu nước. Thông thường, trong nuôi tôm - cá, dùng phân hữu cơ đã qua ủ hoai hoặc phân vô cơ như DAP, NPK, Urê để gây màu nước, được xem là biện pháp phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, một số nơi còn dùng bột cá, bánh dầu,..
rong nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm - cá nói riêng, màu nước có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia hình thành chuỗi thức ăn tự nhiên, hệ lọc sinh học, ổn định các thông số môi trường… Nói cách khác, nuôi thủy sản muốn thành công, trước tiên cần phải nuôi và giữ màu nước ổn định, bền vững. Vậy màu là gì? Nuôi nước bằng cách nào? Vai trò cụ thể của màu nước ra sao? Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến màu nước. Thực chất, màu nước trong ao - hồ nuôi thủy sản được hình thành chủ yếu do các hệ phiêu sinh thực vật (Phytoplankton), phiêu sinh động vật (Zooplankton), các loài tảo, ấu trùng các loài giáp xác… Đối với nghành thủy sản, màu nước được xem là lý tưởng để nuôi tôm - cá tốt nhất đó là màu xanh lá chuối non và màu vàng vỏ đậu xanh. Trong đó, màu xanh lá chuối non thể hiện sự hiện diện mật độ cao của loài tảo lục (Chlorella), màu vàng vỏ đậu xanh, thể hiện sự hiện diện mật độ cao của tảo khuê (Chaetoceros), tảo Silic (Skeletonema). Sự hiện diện 3 loài tảo này trong các ao - hồ nuôi thủy sản, thể hiện môi trường rất nhiều thức ăn tự nhiên, phong phú về chủng loại thức ăn tự nhiên, cân bằng các yếu tố môi trường và các phương trình sinh hóa - sinh lý, ít các loài tảo độc - rong độc, giàu dưỡng chất. Màu nước được hình thành thông qua biện pháp bón phân, hay còn gọi là khâu gây màu nước. Thông thường, trong nuôi tôm - cá, dùng phân hữu cơ đã qua ủ hoai hoặc phân vô cơ như DAP, NPK, Urê để gây màu nước, được xem là biện pháp phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, một số nơi còn dùng bột cá, bánh dầu, bột đậu nành, chế phẩm sinh học… để gây màu nước. Nếu dùng phân chuồng thì bón lượng 25-30kg/100m2 ao nuôi, nếu dùng phân vô cơ như DAP bón lượng 300-500g/100m2 ao, phân được hòa trong nước, tạt đều khắp ao nuôi, thực hiện sau công đoạn lấy đủ nước vào ao nuôi. Sau khi bón phân từ 5-7 ngày, trong ao sẽ hình thành chuỗi thức ăn tự nhiên rất đa dạng và phong phú, chuỗi thức ăn được hình thành theo chiều cao cột nước, trên cùng là sự hiện diện của phiêu sinh thực vật, tiếp theo là phiêu sinh động vật, luân trùng, giáp xác chân chèo, cuối cùng là động vật đáy, giun nhiều tơ… Trong đó, quan trọng bậc nhất là sự hiện diện của loài phiêu sinh thực vật Phytoplankton, đây là hệ thống vi tảo (Microalgae system), là chất chỉ thị môi trường ao nuôi nhạy cảm, nhanh và chính xác nhất. Ngoài yếu tố tích cực đầu tiên là nguồn thức ăn tự nhiên, màu nước còn tăng cường oxy cho ao nuôi thông qua quá trình quang hợp, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Tảo sử dụng ánh sáng mặt trời, lấy khí Carbonic (CO2) trong nước để tổng hợp và thải ra ngoài môi trường khí oxy (O2) trong ao nuôi, dẫn đến ao có màu nước tốt, giàu oxy. Oxy trong ao cao nhất vào thời điểm 2-3 giờ chiều. Tuy nhiên, nếu màu nước xanh quá đậm, sẽ gây nên hiện tượng thiếu oxy cho ao vào ban đêm, đặc biệt từ 24 giờ cho đến 6, 7 giờ sáng hôm sau. Do vào ban đêm, tảo thực hiện quá trình hô hấp, lấy oxy trong nước để tổng hợp và thải trực tiếp ra môi trường khí CO2. Sự hiện diện của tảo tốt trong ao, còn hạn chế tối đa sự hình thành các loài tảo, rong, rêu độc hại, hạn chế ánh sáng mặt trời tiếp xúc tầng đáy ao, nên quá trình phân hủy hữu cơ trong ao diễn ra chậm hơn, khi độc sinh ra ít, ít nguy hiểm hơn, giảm khả năng gây hại cho tôm - cá nuôi. Quá trình phân hủy hữu cơ sinh ra do có các nguyên liệu dư thừa trong ao như thức ăn dư thừa, phân, xác cá - tôm, xác tảo chết lắng tụ, hóa chất dư tồn như vôi, thuốc, sự rửa trôi do mưa làm bờ ao sạt lở kéo xuống đáy ao, do nguồn nước giàu chất phù sa, chất lơ lửng… Sản phẩm sau cùng của quá trình phân hủy hữu cơ, là sinh ra nhiều loại khí rất độc hại đối với tôm - cá nuôi như khí Amoniac (NH3), Hydrosulfua (H2S), Nitric (NO2)… Quá trình phân hủy hữu cơ xảy ra mạnh hay yếu lệ thuộc vào sự tác động của cường độ ánh sáng mặt trời và việc quản lý thức ăn, cũng như các bước chăm sóc, quản lý tôm - cá nuôi. Nếu lưu giữ, duy trì được màu nước tốt theo đúng yêu cầu, sẽ hình thành màn che phiêu sinh, ngăn cản ánh sáng mặt trời xuyên qua tầng nước, tiếp xúc với đáy ao nuôi. Phân hủy hữu cơ sẽ khó hoặc chậm xảy ra, hoặc xảy ra với cường độ nhẹ, ít gây ảnh hưởng đến tôm - cá nuôi. Tảo lúc này giữ vai trò như nhà máy lọc sinh học tự nhiên khổng lồ, trực tiếp hấp thu tất cả những sản phẩm thừa, sản phẩm sau cùng của phân hủy hữu cơ, khí độc hại…. chuyển hóa chúng sang dạng ít độc hại hoặc phân giải, phân hủy chúng thành những vật chất khác đơn giản và vô hại đối với vật nuôi thủy sản. Có rất nhiều yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng đến màu nước. Trước tiên là chất dinh dưỡng trong ao, nếu cân bằng màu nước sẽ được duy trì, sự thay đổi theo hướng nhiều hơn hoặc ít hơn về chất dinh dưỡng và các muối kim loại trong ao đều gây nên những bất lợi cụ thể như nước quá trong do thiếu dưỡng chất, tảo không thể phát triển, gia tăng số lượng, không ngăn được ánh sáng mặt trời. Hoặc quá nhiều, tảo phát triển nhanh, quá mức , vượt tầm kiểm soát, mau tàn, lắng xuống đáy, tham gia phân hủy hữu cơ, mất vai trò lọc. Sự thay đổi đột ngột các thông số môi trường, hạn chế rất nhiều đến sự tồn tại, phát triển và bền vững của tảo trong ao nuôi. Thời tiết tác động trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của tảo trong ao nuôi, những ngày trời u ám, nhiệt độ thấp, mưa bão… khả năng quang hợp của tảo rất hạn chế, nên ao nuôi thường thiếu oxy. Hệ đệm trong ao không ổn định, tác động đến sự phát triển của tảo không ổn định. Như vậy, trong ao lưu giữ và ổn định tảo đồng nghĩa với mô hình bền vững, ổn định, có hiệu quả kinh tế, gia giảm đáng kể hệ số thức ăn, hạ giá thành sản xuất, rút ngắn thời gian nuôi, tăng tỉ lệ sống, tăng hiệu quả kinh tế, tăng độ đồng đều, đạt kích thước hàng hóa.