Xác định tác nhân gây bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra, cá ba sa nuôi ở An Giang 

Được đăng : 13-12-2016 13:53:57
An Giang: Bổ sung đề tài "Xác định tác nhân gây bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra, cá ba sa nuôi ở An Giang" vào danh mục đề tài nghiên cứu khoa học trong năm 2008Websiet An Giang: Theo báo cáo của Tiến sĩ Lý Thị Thanh Loan - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II tại Hội nghị Tổng kết ngành thủy sản năm 2007 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2008 thì hiện nay bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra, cá ba sa ngày càng phổ biến. Đây là một trong các tác nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao, đặc biệt giai đoạn cá giống và cá nuôi thương phẩm dưới 3 tháng..

An Giang: Bổ sung đề tài "Xác định tác nhân gây bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra, cá ba sa nuôi ở An Giang" vào danh mục đề tài nghiên cứu khoa học trong năm 2008
Websiet An Giang: Theo báo cáo của Tiến sĩ Lý Thị Thanh Loan - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II tại Hội nghị Tổng kết ngành thủy sản năm 2007 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2008 thì hiện nay bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra, cá ba sa ngày càng phổ biến. Đây là một trong các tác nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao, đặc biệt giai đoạn cá giống và cá nuôi thương phẩm dưới 3 tháng tuổi.
Theo Tiến sĩ thì qua các đợt khảo sát về tình hình nuôi và dịch bệnh trên cá tra, cá basa của các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2007 cho thấy các bệnh thường xảy ra và gây thiệt hại cho người nuôi đó là bệnh gan, thận có ẩu (đốm trắng trên gan, thận) với tần suất xuất hiện cao (52,8%), kế đến là bệnh xuất huyết (42,5%), phù đầu, phù mắt (20,7%), vàng da và thân (21,6%). Riêng bệnh gan, thận có mủ (đốm trắng trên gan, thận) thì An Giang chiếm tỉ lệ cao nhất đạt 66,7%, kế đến là Cần Thơ: 54,89%, Vĩnh Long 53,8%, Đồng Tháp 36%. Bệnh thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 9 vào mùa nước xoay ở đồng bằng sông Cửu Long, đỉnh điểm rơi vào tháng 9-10; đặc biệt bệnh xuất hiện không phụ thuộc vào mùa vụ thả giống hay lứa tuổi cá.
Thực tế, trong thời gian qua theo báo cáo của Sở Thủy sản thì chất lượng con giống trong tỉnh không ổn định làm tỉ lệ hao hụt cao, năng suất nuôi của tỉnh ta thấp hơn so với các tỉnh lân cận. Trước tình hình trên, để giảm bớt thiệt hại cho ngư dân nuôi trồng thủy sản, giúp họ đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, ngày 29/01/2008, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ liên hệ và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để Tiến sĩ Lý Thị Thanh Loan (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II) xây dựng đề tài "Xác định tác nhân gây bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra, cá ba sa nuôi ở An Giang và đề xuất các biện pháp phòng trị đạt hiệu quả cao". Đồng thời, bổ sung đề tài này vào danh mục đề tài nghiên cứu khoa học năm 2008.