Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn và chất lượng cao
Được đăng : 13-12-2016 16:26:17
Được thực hiện đến tháng 10/ 2009, với tổng kinh phí hơn 800 triệu đồng, dự án sẽ xây dựng các mô hình nhân giống các loại rau an toàn trong nhà lưới tại xã Đồng Sơn, (huyện Yên Dũng); sản xuất các loại rau an toàn trong nhà lưới với quy mô 1 ha tại xã Tân Tiến( huyện Yên Dũng); sản xuất rau an toàn ngoài đồng ruộng với quy mô 12 ha tại xã Tân Tiến và xã Song Mai (thành phố Bắc Giang). Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ giống, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học và tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... Hiện nay, bà con các địa phương trên trồng rau an toàn vụ thứ hai theo dự án với nhiều loại rau: cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ, hành ta, mướp, rau muống, các loại rau gia vị... với quy mô mỗi vụ/ ha/..
Được thực hiện đến tháng 10/ 2009, với tổng kinh phí hơn 800 triệu đồng, dự án sẽ xây dựng các mô hình nhân giống các loại rau an toàn trong nhà lưới tại xã Đồng Sơn, (huyện Yên Dũng); sản xuất các loại rau an toàn trong nhà lưới với quy mô 1 ha tại xã Tân Tiến( huyện Yên Dũng); sản xuất rau an toàn ngoài đồng ruộng với quy mô 12 ha tại xã Tân Tiến và xã Song Mai (thành phố Bắc Giang). Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ giống, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học và tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... Hiện nay, bà con các địa phương trên trồng rau an toàn vụ thứ hai theo dự án với nhiều loại rau: cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ, hành ta, mướp, rau muống, các loại rau gia vị... với quy mô mỗi vụ/ ha/ xã.
Ông Thân Ngọc Hoàng, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bắc Giang cho biết, hiện các cán bộ của Trung tâm đang tích cực theo dõi giám sát triển khai dự án, đồng thời đi học hỏi kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở các địa phương khác để áp dụng vào mô hình này.
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, để thực hiện thành công dự án, trước hết cần quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tập trung, việc triển khai dự án phải được làm khẩn trương, kịp thời vụ gieo trồng; cần tập huấn thường xuyên và đầy đủ cho các hộ tham gia dự án để giúp họ thuần thục các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hái rau an toàn. Người trồng rau phải có cam kết thực hiện đúng quy định quản lý và quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Các cán bộ kỹ thuật phải tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất từ khâu gieo trồng, chăm sóc đến khi thu hoạch; bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm rau an toàn phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trước khi được giới thiệu và tiêu thụ trên thị trường, để người tiêu dùng yên tâm và sẵn sàng trả tiền cao hơn để mua được sản phẩm rau an toàn, chất lượng cao đích thực. Bên cạnh đó là đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có các loại rau quả, từ đó tạo thói quen của người dân địa phương sử dụng nhiều hơn và thường xuyên các loại rau sạch, an toàn, có xuất xứ rõ ràng trong bữa ăn hàng ngày.
Chương trình sản xuất rau an toàn tại Bắc Giang có từ năm 2003, các năm tiếp theo, tỉnh đã đầu tư kinh phí hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nguồn ngân sách tỉnh và do Trung tâm khuyến nông quốc gia cấp để phát triển khoảng 30 ha rau an toàn/ năm tại một số xã của thành phố Bắc Giang và huyện Lạng Giang. Tuy nhiên qua hơn 5 năm triển khai, chương trình chưa thực sự phát huy hiệu quả, người dân chưa được hưởng lợi, các hộ tham gia chương trình chán nản do sản xuất rau an toàn chưa có lãi, tiêu thụ sản phẩm khó khăn.