Xử lý hố chôn lợn “tai xanh” ô nhiễm
Được đăng : 13-12-2016 13:47:29
Trước sự cố ngày càng có nhiều hố chôn lợn bị tiêu huỷ vì nhiễm bệnh “tai xanh", Cục Thú y đã ban hành văn bản hướng dẫn việc xử lý sự cố các hố chôn lợn đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề hiện nay...Yêu cầu- Phải làm chết động vật trước khi tiêu huỷ (không được chôn sống); Hạn chế tối đa việc vận chuyển lợn bệnh ra khỏi ổ dịch; Tiêu huỷ càng sớm càng tốt khi phát hiện dịch: Người trực tiếp tiêu huỷ lợn phải được tiêu độc khử trùng sau khi làm việc...Chôn lấp tại nơi xảy ra dịch:- Khoảng cách từ hố chôn đến giếng nước, chuồng trại, nhà: khối lượng chất chôn, lấp < 5 tấn/hố cần khoảng cách tôi thiểu > 50m: khối lượng chất chôn lấp 5- 10 tấn/hố cần khoảng cách tối thiểu > 100m. Sồ lượng lợn/hố không vượt quá 5 tấn/hố.- Không chôn ở vùng ngập nước, có mực nước ngầm thấp.Chôn lấp lợn trong khu vực được quy hoạch:- Trong trường hợp xảy ra đại dịch, số lượng lợn lớn, không thể thực hiện việc chôn lấp tại nơi xảy ra dịch.- Việc vận chuyển xác lợn đến nơi tiêu huỷ chở trong xe có đáy kín, được bọc bằng các tấm poly- ethylen ở trên nóc. Không được chất quá đầy trong thùng. Xe phải đi chạm để tránh rơi vãi các chất ô nhiễm.- Tất cả xe tải phải được làm vệ sinh và tiêu độc trước khi rời khỏi nơi nhiễm bệnh và sau khi dỡ hàng.- Lựa chọn khu vực xa dân cư, dưới chân đồi, núi, vùng trồng cây lấy gỗ, cây lâu năm.Quy trình chôn lấp lợn mắc..
Trước sự cố ngày càng có nhiều hố chôn lợn bị tiêu huỷ vì nhiễm bệnh “tai xanh", Cục Thú y đã ban hành văn bản hướng dẫn việc xử lý sự cố các hố chôn lợn đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề hiện nay...
Yêu cầu
- Phải làm chết động vật trước khi tiêu huỷ (không được chôn sống); Hạn chế tối đa việc vận chuyển lợn bệnh ra khỏi ổ dịch; Tiêu huỷ càng sớm càng tốt khi phát hiện dịch: Người trực tiếp tiêu huỷ lợn phải được tiêu độc khử trùng sau khi làm việc...
Chôn lấp tại nơi xảy ra dịch:
- Khoảng cách từ hố chôn đến giếng nước, chuồng trại, nhà: khối lượng chất chôn, lấp < 5 tấn/hố cần khoảng cách tôi thiểu > 50m: khối lượng chất chôn lấp 5- 10 tấn/hố cần khoảng cách tối thiểu > 100m. Sồ lượng lợn/hố không vượt quá 5 tấn/hố.
- Không chôn ở vùng ngập nước, có mực nước ngầm thấp.
Chôn lấp lợn trong khu vực được quy hoạch:
- Trong trường hợp xảy ra đại dịch, số lượng lợn lớn, không thể thực hiện việc chôn lấp tại nơi xảy ra dịch.
- Việc vận chuyển xác lợn đến nơi tiêu huỷ chở trong xe có đáy kín, được bọc bằng các tấm poly- ethylen ở trên nóc. Không được chất quá đầy trong thùng. Xe phải đi chạm để tránh rơi vãi các chất ô nhiễm.
- Tất cả xe tải phải được làm vệ sinh và tiêu độc trước khi rời khỏi nơi nhiễm bệnh và sau khi dỡ hàng.
- Lựa chọn khu vực xa dân cư, dưới chân đồi, núi, vùng trồng cây lấy gỗ, cây lâu năm.
Quy trình chôn lấp lợn mắc bệnh
Đào hố chôn:
- Phải dự đoán khối lượng lợn cần chôn lấp để đào hố thích hợp: thể tích hố chôn gấp 3 - 4 lần khối lượng cần chôn lấp.
- Kích thước của hố chôn phụ thuộc vào thiết bị sử dụng, cần dự đoán về vị trí và khối lượng các chất cần chôn. Thể tích hố chốn gấp 3 - 4 lần khối lượng xác cần chôn lấp.
- Hố chôn không được rộng quá 3m: chiều dài hố sẽ được quyết định bằng khối lượng các chất cần phải chôn.
Trình tự chôn lấp và kiểm tra môi trường
- Khi đào hố xong, sử dụng vôi bột rãi lót đều đáy hố, với lượng 0,8 - 1 kg/m2 diện tích đáy hố.
- Số lượng chất chôn lấp lớn (> 10 tấn /hố), gần khu vực khai thác nước ngầm, sông hồ) cần lót vật liệu chống thấm ở đáy và xung quanh thành hố, để giảm thiểu ảnh hưởng từ hố chôn tới môi trường xung quanh.
- Số lượng lợn nhỏ, hố chôn xa khu dân cư, xa nguồn nước, mực nước ngầm thấp và không có vật liệu chống thấm đạt tiêu chuẩn thì chôn xác lợn và phân rác trực tiếp sau khi đào hố; không dùng vật liệu chống thấm không đạt tiêu chuẩn.
- Đối tượng tiêu huỷ được cho xuống hố, sau đó phun dung dịch (EMC, Umikai...) lên trên bề mật rồi đắp đất, nén chặt, có thể dùng nước để làm ẩm lớp đất phía trên. Độ cao lớp đất từ 1,2 - 2m và cao hơn miệng hố khoảng 0,6 - 1m. Trên bề mặt hố chôn rải vôi bột, chlorine đề diệt mầm bệnh phát tán trong quá trình thao tác.
- Sau khi chôn lấp cần có biển cảnh báo nơi chôn xác lợn, cử người quản lý hố chôn trong 1-2 ngày đầu, tránh việc đào bới lấy xác gây hậu quả nguy hiểm; Hạn chế việc di chuyền người hay vật nuôii qua khu vực xử lý. Trong vòng 3 - 4 tuần đầu sau khi chôn, thường xuyên kiểm tra tình hình hố chôn. Các trang trại chôn lấp gia cầm trong khuôn viên cần kiểm tra nguồn nước ngầm, để có biện pháp xử lý.
Tiêu độc khử trùng khu vực có dịch:
- Các loại thuốc sát trùng tiêu diệt được mầm bệnh PRRS như: vôi bột, chlorine, formon, iodine... Liều sử dụng: nồng độ thuốc pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất; lượng dùng 80 - 100 ml/m2 diện tích cần khử trùng.
- Đối tượng cần khử trùng tiêu độc: chuồng trại khu vực chăn nuôi, nơi xử lý chôn lấp lợn, hố chôn bị rỉ nước bẩn.
Sự cố hố chôn và cách xử lý:
Sự cố hố chôn:
- Hố chôn lún, sụp, rỉ nước bẩn, bốc mùi hôi thối, ô nhiễm nước ngầm.
- Xác súc vật chết sau khi chôn lấp, bị phân huỷ, tan rã, thể tích khối chất chứa giảm thấp, gây hiện tượng lún, sụp lớp đất trên miệng hố; thường xảy ra ở vùng đất cao, chôn lấp sơ sài, không nén chặt, lớp đất phủ trên xác không đủ dày... Sự bốc mùi hôi thối thường xảy ra sau 1 tuần - 20 ngày. Các chất khí bốc ra từ hố chôn bao gồm các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ như indol, scatol, captan, sulfuahydro... khuếch tán vào không khí. Lún sụp và bốc mùi xuất hiện cùng nhau.
Biện pháp xử lý khu vực xa dân cư:
- Đắp thêm đất trên mặt hố và nén chặt. Đất đắp cao và rộng ra xung quanh miệng hố chôn khoảng 0,3 - 0,5m. Nước chảy ra xung quanh được phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột. Có thể sử dụng một trong các chế phẩm sau để xử lý: EMC, Umikai, Enchoice solution và vôi bột để xử lý mùi hôi hố chôn.
Khu vực gần dân cư
- Umikai pha thành dung dịch 0,5% (lkg/200lít nước), tưới trên bề mặt hố chôn sau khi đã đào lớp đất bề mặt hố chôn 0,5m; làm 3 lần liên tiếp cách nhau 12 giờ/sau 48 giờ có thể khử hết 90 - 100% mùi hôi khu vực ô nhiễm;
- Enchoice solution: Pha dung dịch nồng độ 7-10ml/10 lít nước sạch; phun trên mặt hố chôn và vùng có nước bẩn chảy ra ngày 2 lần (sáng và chiều) trong 2- 3 ngày đầu, sau đó giảm xuống ngày/lần và 2 ngày/lần. Thời gian kéo dài 7-10 ngày;
- Kết hợp dùng hóa chất khử mùi và đắp thêm đất để tăng hiệu quả xử lý.