24/05/2019
Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ hỗ trợ nông dân



Lê Văn Khôi - TTNCKHNV

 

Trong 3 năm qua (2016 – 2019) Các cấp Hội trong tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; thực hiện tốt Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân tỉnh với Sở Khoa học và công nghệ.Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân trong tỉnh về vai trò, vị trí của khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp. Nhận thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ của hội viên, nông dân ngày càng được nâng cao; tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các cấp Hộitrong tỉnh luôn xác định Khoa học công nghệ là một trong những khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy các cấp Hội trong tỉnh thường xuyên tuyên truyền tới hội viên, nông dân về vị trí, vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Công tác tuyên truyền vận động hội viên nông dân tiếp tục được các cấp Hội trong tỉnh coi trọng, đổi mới, các hình thức đa dạng và phong phú như tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ ở chi hội, các hội nghị chuyên đề, họp giao ban, các hội nghị sơ kết, tổng kết.

 

Để thông tin kịp thời đến hội viên nông dân trong tỉnh các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn những tiến bộ khoa học kỹ thuật đang được áp dụng Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của trang thông tin điện tử Hội Nông dân tỉnh và Bản tin nông dân Tuyên Quang, xây dựng chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo đài địa phương qua các Hội thi, triển lãm, quảng bá, xúc tiến thương mại, các cuộc tham quan, học tập tuyên truyền đến hội viên, nông dân trong tỉnh các mô hình ứng dụng các tiến bộ Khoa học và công nghệ vào sản xuất. Thông qua việc tổ chức cho hội viên tham quan thực tế các mô hình sản xuất kinh doanh đã vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư phù hợp với thực tế của hộ gia đình.Kết quả tuyên truyền đã nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm từ đó cải thiện thu nhập, đời sống của các hộ dân.

 

Công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất của các cấp Hội được đẩy mạnh. Phối hợp với Khuyến nông tổ chức được trên 10.270lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho trên 519.960lượt hội viên nông dân. Các lớp tập huấn tiếp tục đổi mới về nội dung, phương pháp thực hiện, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành, tăng cường thảo luận nhóm. Học viên được tập huấn đã áp dụng kiến thức về kỹ thuật vào việc sản xuất kinh doanh của gia đình mình một cách hiệu quả; đồng thời tiếp tục chia sẻ cho những nông dân khác cùng làm theo; vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, vay vốn phát triển sản xuất, đưa các giống cây, giống con mới có năng suất cao vào sản xuất; chú trọng xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại để nhân ra diện rộng.Tích cực xây dựng nhiều mô hình sản xuất; mô hình trình diễn ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất; mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuấtmang lại hiệu quả kinh tế cao; trong đótổ chức 52 lớp dạy nghề cho 1.811 học viên là lao động nông thôn, các nghề: Kỹ thuật chăn nuôi cá, trồng cây ăn quả, trồng nấm, sửa chữa máy nông nghiệp; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54%.Tập trung xây dựng và được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu "Trâu ngố Tuyên Quang”; hướng dẫn và hỗ trợ hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành Tuyên Quang xây dựng chuỗi liên kết giá trị giữa hợp tác xã và các hội viên nông dân trong cung ứng trâu, thức ăn, tổ chức chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đầu ra và chế biến thành các sản phẩm thịt trâu tươi, thịt trâu khô qua đó phát huy nhãn hiệu tập thể "Trâu ngố Tuyên Quang". Tổ chức, triển khai thực hiện Dự án“Xây dựng mô hình thâm canh lạc áp dụng biện pháp che phủ nilon, hỗ trợ xây dựng, củng cố hợp tác xã” tại xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa). Giúp Hợp tác xã nông lâm nghiệp Phúc Sơn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; ký biên bản ghi nhớ với công ty cổ phần Cam sành Hàm Yên tiêu thụ sản phẩm lạc cho nông dân, được nhân dân và cấp uỷ, chính quyền các cấp đánh giá cao về kết quả của Dự án.

 

 Phối hợp tổ chức 01 Hội nghị cho 150 hội viên nông dân về chế phẩm sinh học Probiotic sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi. Tổ chức 03 lớp tập huấn kiến thức về mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị cho 130 học viên là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, cán bộ Hội nông dân cơ sở tham gia quản lý điều hành Hợp tác xã, các chủ trang trại, thành viên Hợp tác xã là hội viên nông dân với nội dung về phát triển chuỗi giá trị; giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị nông nghiệp an toàn, bền vững; thị trường tiêu thụ sản phẩm, vai trò của thị trường đối với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...

 

Triển khai chương trình chuyển giao kỹ thuật sản xuất nấm và xây dựng mô hình trồng nấm sò phục vụ công tác đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn với quy mô sản xuất trên 10.000 bịch nấm mỗi năm (nấm sò và nấm mục nhĩ).

 

Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng và triển khai thực hiện02 Dự án giảm nghèo bền vững tại xã Khuôn Hà (Lâm Bình) và xã Trung Yên (Sơn Dương); tổ chức 02 lớp tập huấn cho 100 người, giúp cho nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật, khai thác tiềm năng lợi thế; liên kết chặt chẽ trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ 45 hội viên nông dân thuộc hộ nghèo tham gia Dự án mua máy bơm nước áp lực tưới cây, lợn nái giống sinh sản và một phần chi phí thức ăn chăn nuôi ban đầu. Dự án đã thực hiện có hiệu quả về kinh tế rất rõ nét, hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với đối chứng. Nhận thức về khoa học kỹ thuật của hội viên nông dân ngày được nâng cao. Tạo việc làm cho 45 lao động thuộc hộ nghèo tham gia mô hình có việc làm thường xuyên; 100% hội viên nông dân tham gia dự án được tập huấn kỹ thuật, được cung cấp các thông tin thị trường và quảng bá tiêu thụ sản phẩm. Giúp hộ nghèo tham gia mô hình tăng thu nhập từ 15- 20%/năm;qua đó đã có 30 hộ tham gia Dự án thoát nghèo. Đã có rất nhiều hộ dân làm theo tự bỏ vốn đầu tư hệ thống tưới nhằm tăng năng suất chất lượng chè.

 

Chủ trì trực tiếp tổ chức 20 Hội nghị về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho 1000 hội viên.Tích cực vận động hội viên, nông dân các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, nhất là việc xây dựng 3 công trình vệ sinh và hầm bể Biogas. Qua đó đã vận động hội viên lắp đặt 7.089 hầm Biogas, 8.5684 nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi; phối hợp với ngân hàng giải ngân cho vay tổng số tiền là 124 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng hầm Biogas và lãi suất tiền vay 25,82 tỷ đồng. Chương trình này đã được tỉnh đánh giá cao, góp phần vào việc thược hiện thành công tiêu chí thứ 17 về môi trường tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

 

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi quản lý 01 dự án cấp Bộ “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nuôi thương phẩm cá chiên bằng lồng trên sông theo hướng sản xuất hàng hóa tại các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang” thuộc chương trình nông thôn miền núi do Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn chủ trì thực hiện. Dự án lựa chọn 02 hộ dân tại 02 xã: xã Thái Hòa (Hàm Yên) và xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa) để triển khai mô hình.

 

Triển khai thực hiện dự án ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất: “Phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học và áp dụng VietGAHP quy mô 4.000 con gà giống tại 02 xã Hoàng Khai và Phú Lâm (Yên Sơn);Dự án“Mô hình sản xuất thâm canh tổng hợp mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” diện tích 31,5 ha cho 75 hộ dân trên địa bàn 6 xã Vinh Quang, Yên Nguyên (Chiêm Hóa); Thắng Quân, Xuân Vân, Chiêu Yên, Tân Tiến (Yên Sơn); Dự án xây dựng mô hình điểmHệ thống xử lý chất thải chăn nuôi và thu hồi khí sinh học phục vụ sinh hoạt tại xã Kim Phú, Yên Sơn.

 

Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh (Khóa IX)  đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HNDT ngày 05/7/2019 về tham gia phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi giá trị, sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương giai đoạn 2019-2023. Các cấp Hội đã vận động tiến hành thành lập mới được 06 hợp tác xã nâng tổng số hợp tác xã lên 237 hợp tác xã (điển hình năm 2014 Hội Nông dân tỉnh trực tiếp hướng dẫn thành lập Hợp tác xã Hoàng Tuấn thôn Nà Tông, Xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình). Thành lập và duy trì phát triển 549 tổ hợp tác.

 

Phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển lâm nghiệp - Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên xây dựng chương trình phối hợp xây dựng vườn ươm tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân và chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây giống lâm nghiệp cho cán bộ, viên chức của Trung tâm. Kết quả xây dựng được 01 khu vườn ươm diện tích 1.000 m2 có mái che và lưới chống côn trùng, hằng năm xuất vườn trên 150.000 cây keo giống được người dân đánh giá chất lượng rất cao. Thông qua việc đẩy mạnh đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ hỗ trợ nông dân sản xuất đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo trong tỉnh; Tính đến năm 2019 có trên 1.600 hộ thoát nghèo do Hội trực tiếp giúp đỡ và có nhiều hộ trở thành hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

 

In tin    Phản hồi    Lượt truy cập: 923