1. Xử lý và gieo hạt
a. Xử lý hạt: Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh (khoảng 45 - 500C ) từ 10 - 12 giờ để hạt hút no nước, vớt ra để ráo nước. Ngâm hạt trong thuốc tím nồng độ 0,1% (1g/1 lít nước) trong một giờ, sau đó tráng rửa bằng nước sạch từ 2-3 lần cho đến khi nước hết màu tím. Vớt hạt ra để ráo rồi ủ trong túi vải thúc mầm. Hàng ngày rửa chua 1 lần, sau 2-3 ngày hạt nứt nanh đều thì đem gieo.
b. Gieo hạt trên luống xây nền cứng: Dùng cát sạch và hơi thô phủ dày 12-15 cm, luống gieo được xử lý bằng dung dịch thuốc tím 0,1% để diệt nấm khuẩn. Sau 36 giờ, dùng nước sạch tưới đẫm mặt luống để đẩy tầng thuốc tím xuống lớp cát phía dưới. Công việc này cần chuẩn bị trước để đảm bảo gieo ngay sau khi xử lý hạt. Sau 36 đến 48 giờ, dùng thùng hoa sen tưới nước sạch với lượng nước gấp đôi lượng dung dịch thuốc tán đã dùng để đẩy tầng thuốc tím xuống lớp cát dưới. Việc này cần được thực hiện trước để bảo đảm có thể gieo hạt ngay sau khi xử lý hạt.
Phủ vòm nilon hoặc lưới che râm giữ ẩm, tránh mưa xối, tránh nắng nóng quá mức và đặc biệt là phải ngăn chặn chuột, sâu, ốc sên, dế mèn phá hoại mầm non. Vòm ni lông hoặc lưới che râm phải được phủ tới rãnh luống và được làm kín bằng đất, cát, gỗ, gạch, v.v., bảo đảm ngăn chặn được sự xâm hại của động vật.
2. Tạo bầu
a. Vỏ bầu loại PE màu trắng đục hoặc đen, bầu không đáy, kích thước bầu 9 x13 cm.
b. Thành phần hỗn hợp ruột bầu (Phần trăm tính theo thể tích): Đất mặt vườn ươm 80%; phân chuồng hoai 18%; Super lân 1%; Vôi bột 1%; đất ruột bầu phải đập nhỏ và sàng bỏ sỏi đá, rễ cây. Trộn đều hỗn hợp ruột bầu theo tỷ lệ quy định, theo nguyên tắc: nguyên liệu nhiều đổ trước, nguyên liệu ít đổ sau, tạo thành đống hình chóp nón.
c. Cấy cây: Tiêu chuẩn cây mầm đem cấy cao 3-4 cm, có từ 2-4 lá. Tưới nước đủ ẩm vào luống gieo, dùng bay bứng cây mầm, không để giập nát và đứt rễ. Cây mầm sau khi nhổ được đặt trong khay hoặc bát con có nước, đặt bộ rễ cây mầm tiếp xúc với nước để cây không bị héo. Tưới nước cho luống bầu trước khi cấy 2 giờ để hỗn hợp ruột bầu đủ ẩm.
Cấy cây mầm vào bầu sao cho hệ rễ ở tư thế tự nhiên, tiếp xúc với đất, đặt cây ngay ngắn ở giữa bầu, ép đất, lấp kín cổ rễ.
Cấy xong dùng bình hoa sen lỗ nhỏ tưới nhẹ mặt luống. Cắm ràng ràng hoặc làm giàn che 30 - 40% ánh sáng để chống nắng nóng cho cây mầm mới cấy. Sau 5 ngày phải kiểm tra và cấy dặm cây chết.
d. Dãn cách cây ươm:Có thể trồng rừng bằng cây con rễ trần 5-6 tuần tuổi, cao 20-25 cm nếu thời tiết hoặc đất trồng đủ ẩm; cũng có thể đánh trồng thành công với cây con rễ trần 1-2 năm tuổi cao 2-3 m hoặc lớn hơn. Với trường hợp thứ nhất phải tăng cường làm cỏ xới đất, trường hợp thứ hai chỉ áp dụng khi lỡ mùa vụ hoặc trồng cây phân tán.
e. Chăm sóc: Cần kịp thời làm sạch cỏ và xới xáo cho mặt luống luôn thông thoáng. Tưới ẩm đều và luôn bảo đảm tiêu nước tốt.
Tốt nhất là áp dụng giải pháp đưa nước vào làm ngập rãnh luống 2-3 cm, sau khi nước thấm đủ vào luống (sau một đêm) cần tháo kiệt ngay.
3. Trồng cây
a. Chuẩn bị đất trồng: Phát dọn và đốt sạch thực bì; Cuốc hố: rộng 50´50 cm, sâu 30-50 cm.
Cần đào hố trước khi trồng 3 tháng, phơi ải ít nhất 2 tháng rồi lấp hố. Khi đào hố cần đặt riêng lớp đất mặt bên miệng hố. Khi lấp hố cần đưa lớp đất mặt xuống trước và lớp đất sâu xuống sau.
- Bón lót: Trộn 200-300 g vôi bột với lớp đất lót đáy hố và trộn 50-100 g NPK với lớp đất phần trên hố. Nếu có điều kiện, có thể tăng cường thêm 100-200 g supe phốtphát và 3-5 kg phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ khác.
b. Mùa trồng:
- Nếu dùng cây gieo ươm từ vụ hạt năm trước, mùa trồng tốt nhất với các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung bộ là đầu xuân (trước, sau tết âm lịch). Với Nam Bộ và Tây Nguyên, mùa trồng tốt nhất là đầu mùa mưa.
- Có thể dùng cây gieo ươm từ vụ hạt cùng năm với ít tháng tuổi và kích thước nhỏ, nhưng việc trồng cây phải hoàn tất ít nhất là 2 tháng trước khi mùa mưa kết thúc cho cây kịp phát triển hệ rễ và thân cây hóa gỗ đầy đủ.
Với các vùng mùa mưa đến muộn và kết thúc muộn như các tỉnh Nam Trung Bộ, nên chọn mùa trồng theo cách thứ hai.
c. Thời tiết trồng cây:
Trồng cây vào ngày có mưa hoặc râm mát, chỉ được phép trồng khi đất trong hố đã đủ ẩm.
d. Mật độ trồng:
- Trồng thuần loài với mật độ 1.000 cây/ha, cự ly trồng 4´2,5 m hoặc 3,3´3,0 m.
- Trồng hỗn giao: Mật độ trồng rừng ban đầu: Lát Mêxicô 400 cây/ha, cây hỗn giao 400-800 cây/ha.
e. Kỹ thuật trồng:
Đào hố nhỏ trên hố đã lấp với kích thước vừa đủ để đặt bộ rễ. Đặt cây thẳng đứng và rễ trải đều trong hố rồi lấp nhẹ bằng đất tơi xốp. Rung, lắc thân cây cho đất lọt vào khoảng giữa các sợi rễ, lấp tiếp 1 lớp đất ẩm rồi giẫm đều chung quanh gốc cây. Cuối cùng phủ lên 1 lớp đất tơi xốp và cỏ rác để ngăn mưa xối và giảm bốc hơi. Cần tính toán sao cho sau khi trồng cây, mặt đất trong hố hơi cao hơn mặt đất bên ngoài để không tích nước và chiều dày đất phủ không quá 10 cm tính từ sợi rễ trên cùng. Xẻ rãnh tiêu úng cho mặt hố.
f. Chăm sóc và bón thúc:
Phải bảo đảm chăm sóc trong 2-3 năm đầu, đặc biệt là trong năm đầu và với trường hợp trồng cây kích thước nhỏ, ít tháng tuổi.
- Năm đầu chăm sóc 2 đến 3 lần. Nội dung chăm sóc là rãy cỏ xới đất trên bán kính 5-60 cm chung quanh gốc và phát sạch thực bì chèn ép.
- Năm thứ 2 chăm sóc 1 đến 2 lần, rãy cỏ xới đất trên bán kính 1m quanh gốc và phát dọn thực bì chèn ép, cùng với lần chăm sóc xới đất đầu tiên, cần bón cho mỗi gốc 20-30 kg NPK.
- Năm thứ 3 chăm sóc 1 lần, chủ yếu là phát dọn thực bì chèn ép.
- Cần tích cực trồng xen đậu, lạc để kết hợp chăm sóc rừng trồng.
Bích Liên - Văn Hùng