02/12/2024
Khán giả Nguyễn Văn Mừng, tỉnh Lâm Đồng, Hỏi: Nhà tôi đang trồng cây lá hẹ, đang mùa thu hoạch mà hiện tại đang bị nấm vàng (có phấn) trên thân lá hẹ. cho tôi hỏi nguyên nhân và cách điều trị

Trả lời

Qua miêu tả triệu chứng trên, có thể cây hẹ đã bị bệnh rỉ sắt (còn có các tên gọi khác như gỉ sắt hoặc rỉ sét) do các loại nấm như Phragmidium mucronatum, Puccinia, ... gây ra, các vết bệnh màu vàng nhạt, dạng chấm nhỏ, phát triển lớn dần thành ổ bào tử hạ màu vàng nâu, cuối cùng biến thành các vết như rỉ sắt màu nâu đen. Bạn có thể phun các loại thuốc có chứa các hoạt chất như Azoxystrobin, Propiconazole, Copper Hydroxide,…  để phòng trừ.

Cây hẹ hiếm khi bị sâu bệnh vì trong cây có hoạt chất phytoncides (một chất kháng sinh thực vật có tác dụng xua đuổi côn trùng, tiêu diệt vi khuẩn, …). Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, củng cần phải theo dõi, quan sát thường xuyên tình hình sinh trưởng của cây để sớm phát hiện các triệu chứng gây hại và có cách phòng trị phù hợp, kịp thời. Một số bệnh được ghi nhận trên cây hẹ có thể kể đến như:

la-he1

 - Bệnh đốm lá: Bệnh hại trên lá và cuống hoa, vết bệnh lúc đầu hình tròn hoặc bầu dục, sau đó lá kéo chỉ vàng, ngọn khô trắng; bệnh nặng làm lá ngã rủ, cây hẹ xơ xác, sinh trưởng kém, giảm năng suất.

- Bệnh thối gốc: Bệnh này thường xuất hiện khi mới trồng hẹ.

- Bệnh sinh lý như:

          + Hiện tượng cháy đầu lá hẹ: Tăng cường dinh dưỡng cho hẹ và sử dụng thêm các chế phẩm có chứa vi lượng Bo (B) như Vimogreen 1.34BHN để giảm hiện tượng cháy đầu lá hẹ.

+ Vàng lá do bị úng nước, nhiễm phèn: Triệu chứng nhận thấy là lá vàng từng chòm. Biện pháp khắc phục: Giảm phân, giảm nước, rải tro bếp + vôi theo tỷ lệ 1:5.

Ngọc Linh

In tin    Phản hồi    Lượt truy cập: 45


Các tin khác: