16/10/2024
Kinh nghiệm nuôi Rươi kết hợp sản xuất lúa hữu cơ

Rươi là một loại nhuyễn thể, thuộc bộ giun đốt, trên mình có nhiều lông tơ, sống tiếp giáp giữa vùng nước ngọt và nước lợ.Ngoài món ăn bổ dưỡng, Rươi được xem là vị thuốc quý có thể dùng để điều trị đau nhức xương khớp, kích thích vị giác, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, ăn không ngon miệng. Không những vậy, Rươi giàu đạm và chất béo nên với người có thể trạng gầy có thể ăn Rươi với lượng phù hợp để tăng cân và tăng sức đề kháng trong cơ thể.

Trước đây con Rươichủ yếu được khai thác trong tựnhiên. Trong thời gian gần đây, việc phát triển vùng nuôi Rươi thương phẩm kết hợp canh tác lúa hữu cơ đã mở ra hướng đi mới cho người dân sinh sống tại các vùng ven biển của nước ta như: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau… Việc nhân rộng mô hình nuôi Rươi hữu cơ, an toàn, cho giá trị kinh tế cao kết hợpvới bảo vệ môi trường tự nhiên hướng tớiphát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hoàn toàn phù hợp với xu hướngvà mục tiêu phát triển nền sản xuất nôngnghiệp hữu cơ, xanh, bền vững hiện nay.

1. Cải tạo ao đầm nuôi

Môi trường lý tưởng để nuôi Rươilà khu vực đầm cấy lúa nằm ở các vùngnước lợ ven cửa sông thủy triều ra vàotheo con nước đảm bảo yêu cầu sau: pH = 7-8; Hàm lượng oxy hòa tan: 5-6 mg/l; Ðộ kiềm: 80-120 mg CaC03/l; NH3 < 0,l mg/l; Ðộ mặn: từ 0-5 ‰, Ðộ trong > 10cm; Nhiệt độ: 25-31 0C. Đầm nuôi không được gầnnguồn nước thải của khu vực dân cư hoặccác khu vực ô nhiễm công nghiệp, không có nguồn nước ngọt đổ trực tiếp vào đầm nuôi Rươi.

Lựa chọn thời điểm cảitạo đầm nuôi phù hợp nhất là vào thờiđiểm trước mùa sinh sản của Rươi vào tháng 3 và tháng 9 dương lịch, vào những ngày con nước kém để tránh nước đục chảy ra mang theo bùn bã hữu cơ (thức ăn của Rươi). Sau khi tháo cạn nước trong đầm, tiến hành bắt hết các loại địch hại ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và tỷ lệ sống của Rươi như các loại tôm, cua, còng, cáy… sau đó phát quang các bụi bờ xung quanh bờ đầm là chỗ trú ẩn của các loại địch hại.

Diện tích đầm nuôi tối thiểu 2.000m trở lên, tùy theo từng vị trí mà thiết kế hệ thống bờ đầm phù hợp với chiều cao từ 1-1,5 m sao cho phải cao hơn mức triều cường, chiều rộng chân đáy 1,5-3 m, mặt bề rộng 1-1,5 m để có thể thiết kế được rào chắn đồng thời có chỗ đi lại chăm sóc quản lý

Trong kỹ thuật cải tạo đầm, việc xây dựng cống cấp và thoát nước có vai trò quan trọng, có nhiệm vụ vừa cung cấp nước cho đầm, vừa lấy giống tự nhiên và thu hoạch Rươi. Đối với đầm nhỏ dưới 2.000m2, dùng cống xi măng ống tròn, đường kính 0,5m, còn đối với đầm lớn hơn có thể xây cống vuông, dùng cánh phai bằng ván gỗ để điều chỉnh lưu lượng nước qua cống.

Đáy đầm bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thu hoạch đảm bảo khi tháo phải kiệt nước. Đáy đầm là bùn cát, trong đó bùn chiếm 7 phần và cát là 3 phần. Tiến hành sục bùn hoặc cày bừa ở đáy đầm khoảng 20cm, loại bỏ rác, thân cây…chưa phân hủy (gốc rạ phải để làm tơi xốp đất), lấp chỗ trũng, làm rãnh hướng ra cống; cấp nước vào đầm phải có lưới lọc để loại bỏ địch hại từ bên ngoài vào; thau rửa đấy dầm bằng cách cấp nước vào rồi tháo cạn từ 3-4 lần. Chuẩn bị phân chuồng được ủ kỹ kết hợp với phân vi sinh bón lót cho đầm lúa, không sử dụng phân vô cơ, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật với lượng bón 3-5 tấn/ha để tạo thức ăn cho Rươi và cây lúa.

2. Cấy lúa và thả Rươi

Sau khi cải tạo đầm (ruộng) xong tiến hành cấy lúa vửa để tăng thu nhập, vừa để tạo sinh cảnh môi trường sống tự nhiên cho Rươi. Lượng thóc giống khoảng 0,8-1,2kg/sào, có thể giao sạ hoặc cấy bằng tay. Mật độ cấy lúa thông thường với mật độ thưa hơn, 25 -30 cm/cây.

Lấy Rươi tự nhiên hoặc thả Rươi

- Lấy giống tự nhiên: Mỗi năm có thể thể lấy vào 2 vụ. Vụ hè vào tháng 4-5 (âm lịch) và thu đông vào tháng 9-12 (âm lịch). Vào kỳ con nước không bị ô nhiễm, mở cống lấy nước vào đầm, ấu trùng Rươi sẽ theo nước và vùi xuống lớp bùn trong đầm. Sau khi thủy triều rút khoảng 4-6 giờ thì tháo nước ra (luôn giữ lại mực nước trong đầm từ 30-40cm); việc lấy giống có thể diễn ra nhiều ngày vào kỳ nước cường.

- Thả giống nhân tạo: Tùy vào lượng giống lấy được ở tự nhiên mà bổ sung thêm nhiều hay ít, mật độ thả khoảng 100-150 con/m2. Thời điểm thả Rươi phù hợp từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, mật độ thả. Thả giống vào sáng sớm hoặc chiều tối, lúc trời mát, thả giống vào cống cấp nước khi thủy triều lên, hoặc có thể cho vào chậu hoặc thùng xốp, cho thêm nước rải đều đều mặt đầm.

3.Chăm sóc và quản lý

Sau khi lấy giống 1 tháng con Rươi sinh trưởng, đạt kích thước tiêu chuẩn, thời điểm này cách chăm sóc lúa và chăm sóc Rươi đóng vai trò quan trọng đến năng suất và chất lượng.

- Chăm sóc lúa: bón lót 0,6 tấn phân hữu cơ /ha trước khi bừa cấy; Bón thúc lần 1 (sau cấy 7-10 ngày): Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, bón 0,4 tấn phân hữu cơ /ha.

- Chăm sóc Rươi:

Thường xuyên kiểm tra bờ đầm vào các buổi tối để tiêu diệt các loại địch hại gây hại cho Rươi. Kiểm tra hàng ngày đối với các chỉ tiêu môi trường, duy trì pH 7,5 - 8,5, oxy hòa tan > 5 mg/lít,độ mặn (đảm bảo ≤ 5o/oo).Định kỳ 2 lần/tháng vào kỳ con nước, lấy nước ra vào đầm (duy trì mực nước trong đầm từ 20-40cm) để tiếp tục lấy giống và tăng nguồn thức ăn cho Rươi.

Chăm sóc hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng thuốc hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, tạo môi trường sống, trú ẩnlý tưởng cho Rươi. Hạn chế lấy nước vào những thời điểm cống xả nước ô nhiễm.

 Bổ sung thức ăn: thức ăn bao gồm phân trâu, bò, gà đã ủ mục, cám ngô, cám gạo,bột đậu tương (lưu ý: nếu sử dụng phân gà cần phải đánh đống ủ trên 6 tháng để loại bỏ tồn dư kháng sinh).

4. Thu hoạch

Thu hoạch lúa theo quy trình trồng lúa hữu cơ.

Sau 6 tháng nuôi, Rươi đạt kích cỡ cho thu hoạch. Chuẩn bị thu hoạch nên đào kiểm tra mật độ và độ thành thục của Rươi. Trước thời điểm xác định thu hoạch (trong 3 ngày triều cường) thì phơi bãi từ 5-7 ngày để Rươi có điều kiện thành thục. Tiến hành dọp dẹp bờ dãi, bắt cá và các địch hại khác ăn thịt hoặc gây hại cho Rươi.
Cách thu hoạch: Vào kỳ nước cường, tiến hành mở cổng lấy nước vào đầm ở mức cao nhất có thể, lúc này, Rươi thành thục sẽ bị kích thích đứt đoạn và nổi lên trên mặt nước rồi bơi ra hướng cống thu hoạch để di cư sinh sản. Rươi theo dòng nước và được thu vào trong đáy lưới (mắt lưới đáy từ 1-3 mm). Quá trình thu Rươi cần thao tác nhẹ nhàng, nhấc túi đáy đổ Rươi ra chậu xuất bán hoặc chuyển vào khay xốp giữ lạnh bảo quản Rươi sống (từ 5- 7 ngày) để vận chuyển đi xa.

4123456789

         Tùy vào lượng giống lấy được ở tự nhiên, bà con bổ sung thêm giống nhân tạo nhiều hay ít

Anh nông dân xuất sắc với đam mê làm từ thiện

Trở thành tỷ phú nhờ cây nhãn, ông Trần Văn Lớn, xã Định An, huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) được tôn vinh là Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024. Ngoài nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm sản xuất để bà con cùng làm giàu, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương, ông Lớn còn miệt mài làm từ thiện, chung tay giúp đỡ những người đang gặp khó khăn.

Quê hương ông là vùng đất sản sinh ra nhiều loại cây ăn trái nổi tiếng. Tiếp nối truyền thống của một gia đình thuần nông, ông Lớn từng trải qua cuộc sống vất vả. Với mảnh đất khoảng 2.500m2, trước đây, gia đình ông chủ yếu canh tác cây ăn trái theo phương pháp truyền thống nên lợi nhuận thấp, giá cả bấp bênh. Với quyết tâm thay đổi tư duy canh tác để phát triển kinh tế gia đình, ông liên tục đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình hiệu quả và tiếp thu khoa học - kỹ thuật từ các chương trình khuyến nông.

Qua các kiến thức tích lũy được, ông nhận thấy nhãn là loại cây phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tại vùng đất quê hương. Mặc dù giá thấp nhưng cây nhãn Ido cho năng suất cao và ít tốn chi phí đầu tư, nhẹ công chăm sóc, ít phun xịt, chỉ khó ở khâu xử lý ra hoa. Hơn hết, cây nhãn có tuổi thọ cao, ăn được bền lâu, đưa lại thu nhập bền vững. Vì vậy, ông Lớn quyết định chọn nhãn làm cây trồng chính của gia đình. Tuy nhiên, thời điểm đầu, do ảnh hưởng bởi thời tiết và thiếu kỹ thuật canh tác, vườn nhãn của ông Lớn bị rụng trái rất nhiều khi vào giai đoạn tạo cơm, dẫn đến năng suất đạt thấp.

Khó khăn không nản chí, ông lại cần mẫn, mày mò học hỏi về canh tác nhãn theo hướng an toàn từ các mô hình hiệu quả, cách lên liếp, xuống giống, chăm sóc đến xử lý ra hoa… nên ông đã phần nào tự tin áp dụng quy trình sản xuất vào vườn nhãn của gia đình. Ông mạnh dạn đầu tư mua thê, 3.000m2 đất trồng nhãn Idor. Tuy giá nhãn Idor thấp nhưng với năng suất cao (có thể cho từ 2 tấn trái trở lên/1.000m2). Để nông sản mang lại thu nhập ổn định không rơi vào cảnh trúng mùa rớt giá, ông Lớn tập trung nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác thanh nhãn và nhãn Idor nghịch vụ và thường bán được với mức giá từ 23.000-25.000 đồng/kg. Với 4ha trồng nhãn Idor hiện nay, ông Lớn dễ dàng kiếm được 800 triệu đồng/năm. Đối với 1ha thanh nhãn đã cho trái được 2 vụ (2 năm), ông Lớn cho biết, thu nhập không cao bằng nhãn Idor, bởi năng suất thấp và không thể cho trái nghịch vụ dù giá thanh nhãn ở mức rất cao. Ông Lớn vẫn dự định trồng xen cây sầu riêng Monthong, sau này khi cây sầu riêng lớn, sẽ đốn bỏ cây thanh nhãn.

Với mục tiêu hướng tới sản xuất an toàn và bền vững, ông Lớn đã vận động tập hợp thành lập nên tổ hợp tác trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP gồm các thành viên có cùng chí hướng sản xuất nông sản an toàn. Theo ông, đây là cách để cây nhãn sống lâu và có trái bán bền theo thời gian. Nhờ liên kết hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật, hỗ trợ quảng bá, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn rất nhiều, mang lại hiệu quả tích cực trong canh tác nhãn theo hướng an toàn VietGAP, nâng cao thu nhập của gia đình thành viên. Đến thời điểm thu hoạch, doanh nghiệp, thương lái sẽ đến thu mua trực tiếp, nhà vườn không cần phải bán lẻ.

 

Ông phấn đấu làm ăn, tích góp, khi có dư chút ít tiền, ông sẽ mua đất dần, từ mảnh đất 2.500m2 do cha mẹ cho, đến nay ông có hàng chục ha đất trồng nhãn và lúa trong thời điểm này. Với tổng diện tích khoảng 13ha đất trồng lúa tại xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, mỗi năm trồng 2 vụ lúa, ông thu lợi nhuận từ 30 triệu - 40 triệu đồng/ha. Đến nay, nhờ sự cố gắng vươn lên, mỗi năm, ông Lớn thu về hơn 1 tỷ đồng từ canh tác nhãn và cho thuê đất ruộng.

51234

Ông Nguyễn Văn Lớn thường xuyên ủng hộ xây dựng cầu, đường nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới.

Ông Lớn luôn được bà con trong vùng yêu quý bới tính tình hiền lành, luôn nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, giúp đỡ mọi người xung quanh cùng vươn lên trong cuộc sống. Thông cảm, sẻ chia nỗi cơ cực của người nghèo, từ năm 2002, ông Lớn bắt đầu làm từ thiện bằng cách hỗ trợ gạo cho người dân nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn nhất là trong các dịp Lễ, Tết. Ngoài hỗ trợ gạo, ông còn đóng góp kinh phí từ 5 triệu - 20 triệu đồng/công trình để hỗ trợ UBND xã Định An làm đường giao thông, cầu nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới. Năm 2023, ông còn hỗ trợ 100 triệu đồng để làm con đường bê tông trước nhà (dài khoảng 100m, ngang 3m).

Chứng kiến nhiều bệnh nhân vì không có điều kiện chuyển lên tuyến trên mà bệnh tình không được điều trị kịp thời, ông Lớn đã quyết định bỏ ra khoảng 600 triệu mua xe ô tô làm xe cứu thương để phục vụ miễn phí cho các bệnh nhân nghèo. Thời gian qua, xe cứu thương của ông hoạt động liên tục, từng đưa nhiều bệnh nhân đi khám bệnh tại tuyến tỉnh và tuyến trên (TP Hồ Chí Minh) miễn phí.

Nhờ sản xuất kinh doanh giỏi, tích cực chia sẻ, đóng góp thiện nguyện với cộng đồng, năm 2022, ông Trần Văn Lớn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng Bằng khen vì có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt năm 2024, ông Lớn được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tuyên dương là Nông dân Việt Nam xuất sắc.

Phương Anh

In tin    Phản hồi    Lượt truy cập: 39