Hợp tác xã Khánh Phong, Mê Linh, Hà Nội có 18 hộ nông dân tham gia canh tác trên diện tích 30 ha với mô hình trồng trọt chăn nuôi khép kín tuần hoàn, mỗi thành viên đảm nhận một vai trò trong chuỗi sản xuất. Hợp tác xã luôn có sản phẩm đa dạng bán quanh năm đồng thời tận dụng được các chất thải chăn nuôi làm phân bón tiết kiệm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả hàng tỷ đồng mỗi năm. Đó là những thay đổi của bà con trong hợp tác xã Khánh Phong kể từ khi sản xuất nông nghiệp theo một quy trình tuần hoàn khép kín. Bà con không những thấyđược giá trị rất lớn của việc bảo vệ môi trường sống mà còn có sản phẩm đa dạng bán quanh năm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đa dạng hóa các sản phẩm và bổ trợ cho nhau theo một quy trình khép kín đó là hướng đi mà hợp tác xã Khánh Phong áp dụng từ nhiều năm nay. Tại gia đình anh Nguyễn Thế Lâm tận dụng các chất thải chăn nuôi của các hộ dân khác làm phân bón, anh Lâm trồng các loại cây có giá trị như ổi, đu đủ, rau màu. Quy trình nông nghiệp tuần hoàn này đã giúp hợp tác xã tiết kiệm chi phí và có sản phẩm hữu cơ an toàn..
Nông nghiệp tuần hoàn là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín, chất thải của quá trình này là đầu vào của quá trình sản xuất khác thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, nhờ đó sản xuất nông nghiệp sẽ khai thác và sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm giảm thiểu ô nhiễm, tăng hiệu quả đảm bảo sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc và nâng cao chất lượng. Mô hình này hiện đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo là nhất cử - tam tiện trong việc giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Áp dụng công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn là phải áp dụng đối với quy mô và tỷ suất lớn hơn để sản phẩm có chất lượng hơn, có sức cạnh tranh hơn và an toàn thực phẩm vừa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước vừa đáp ứng được xuất khẩu.
Anh Nguyễn Thế Lâm - Giám đốc hợp tác xã Khánh Phong cho biết trên diện tích 10ha anh tập trung trồng cây ăn quả trong đó có ổi là chủ lực, hiện vườn ổi đang trong giai đoạn mang quả.Theo anh, việc giữ ẩm cho cây ổi là quan trọng nhất để cây phân hủy các chất dinh dưỡng nuôi quả, vườn ổi trồng tại vùng đất trũng do vậy anh Lâm tiến hành đào các rãnh nước bên cạnh các hàng ổi để vừa chống ngập úng vừa đảm bảo nước tưới cho cây.
Nhờ việc tạo môi trường đất và độ ẩm thuận lợi cho cây ổi phát triển vườn ổi của anh Lâm luôn khỏe mạnh và cho quả quanh năm. Tuy nhiên để ổi cho quả ngọt anh Lâm đã giảm cấp nước khoảng từ 7 đến10 ngày trước khi thu hoạch cách làm tăng độ ngọt cho quả này giúp ổi thương phẩm đảm bảo về chỉ số độ ngọt, tăng doanh thu cho sản phẩm, đặc biệt anh Lâm tận dụng phân thải từ gia súc, gia cầm để làm phân bón hữu cơ cho cây ổi theo cách của riêng mình. Theo anh, đây là bí quyết để cây bền và cho quả ngọt tự nhiên.
Với những cách làm hay, tạo nên chất lượng mẫu mã vượt trội, ổi của gia đình anh Lâm và bà con trong hợp tác xã luôn được thị trường ưa chuộng với giá bán cao và ổn định, dao động ở mức 30 đến 35.000 đồng/kg. Sản phẩm được phân phối tại nhiều cửa hànghoa quả sạch tại Hà Nội và các địap hương. Nhờ canh tác theo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGAP, nói không với phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nên sản phẩm của hợp tác xã không có chất tồn dư hóa chất, đầu ra luôn đượcđảm bảo.
Hiện hợp tác xã Khánh Phong đang tập trung hướng dẫn giám sát các thành viên thực hiện nghiêm quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua martphonesổ nhật ký điện tử từ đó đảm bảo điều kiện truy xuất nguồn gốc của sản phẩm đáp ứng yêu cầu các thị trường./.
Phạm Huy