Các mô hình được thực hiện gồm: Trồng xen cây bơ ghép trong vườn cà phê , phát triển chăn nuôi bò thịt, trồng cây Sachi, tinh dầu Sả, hương nhu, nghệ đỏ… mô hình ứng dụng các chế phẩm sinh học… Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được triển khai qua các mô hình trình diễn và đều được phổ biến nhân rộng đến hội viên, nông dân. Qua đó nông dân dễ tiếp thu và đã có nhiều nông dân áp dụng ngay vào sản xuất góp phần tăng hiệu quả, tăng thu nhập.
Mô hình trồng xen cây bơ ghép; sầu riêng trong vườn cà phê được thực hiện tại Cư Mgar, Krông Năng, Krông Buk, EaH’leo, Krông Păk với diện tích 21 ha, 42 hộ nông dân tham gia. Các hộ đã được hỗ trợ giống Bơ ghép, giống sầu riêng cho năng suất, chất lượng cao. Mô hình đã được phổ biến, nhân rộng thông qua tổ chức hội thảo cho 1.472 hội viên nông dân về quy trình trong xen các loại cây ăn trái trong vườn cà phê; mô hình phát triển cây có múi tại các huyện Ea Kar, Ea Súp và Buôn Đôn.
Mô hình trồng Sả Za Va, Hương nhu được thực hiện tại EaHleo, EaSup, Buôn Đôn, với diện tích 36 ha do Tổ hợp tác Tân Trào xã EaTir mở rộng thành viên liên kết. Hội Nông dân tỉnh đã phổ biến, giới thiệu 36 cán bộ, hội viên nông dân đến thăm quan học tập. Mô hình trồng Sachi được thực hiện tại Krông Buk, với diện tích 4 ha do hộ chị Ma Thị Đường, anh Nguyễn Văn Chiến ở thôn EaSin xã EaSin thực hiện.
Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học được khảo sát lựa chọn và triển khai thực hiện tại 168 hộ trang trai, Hợp tác xã và tổ hợp tác thuộc các đối tượng chăn nuôi heo, gà, sản xuất rau, cà phê, hồ tiêu của huyện EaH’leo, Cưkuin; Cư Mgar, Krông Buk, KrôngAna, krông Păk và EaKar.
Mô hình cải tạo vườn tạp với tổng diện tích 47,5 ha được thực hiện tại huyện Buôn Đôn, Ea Súp với 56 hộ tham gia. Hội Nông dân các huyện đã vận động, hướng dẫn nông dân áp dụng mô hình. Đến nay, mô hình cải tạo vườn tạp bước đầu cho hiệu quả, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế trang trại. Các hộ nông dân được hỗ trợ 7100 cây ăn quả, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả./.
BBT