Tỉnh Đăk Nôngđã triển khai xây dựng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất dưa lưới, nhiều mô hình trình diễn thâm canh theo hướng hữu cơ. Dưa lưới có thể trồng được quanh năm, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh, trồng được ở ngoài trời cũng như trong nhà màng, dưa lưới là giống cây ăn quả ngắn ngày, giàu dinh dưỡng, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã triển khai mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng theo hướng hữu cơ, trồng dưa lưới trong hệ thống nhà màng giúp chắn mưa,gió, trồng được trái mùa, ngăn côn trùng xâm nhập, kiểm soát sâu bệnh gây hại. Mô hình trồng thâm canh dưa lưới theo hướng ứng dụng công nghệ cao và hữu cơ nhằm giúp người sản xuất có những nhận thức đúng góp phần thay đổi tập quán canh tác và ứng dụng công nghệ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, về sản phẩm sạch. Việc ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hữu cơ là điều tất yếu, mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển sản xuất dưa lưới.
Hiện nay nhiều hộ trong tỉnh chủ động tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới và thâm canh theo hướng hữu cơ, sử dụng phân hữu cơ hoai mục, phân vi sinh, khi cây lớn đoạn cây lớn sử dụng phân bón ủ từ đạm cá, trái cây, bánh dầu để cung cấp dinh dưỡng và đặc biệt không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Đến nay toàn tỉnh đã có nhiều tổ hội đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển trồng dưa lưới và mang lại hiệu quả cao. Nhà kính được thiết kế hiện đại, có lối đi dễ dàng, hệ thống tưới tự động, hệ thống đo nhiệt, độ ẩm, Điển hình, có anh Nguyễn Văn Tuấn thôn 8, xã Kiến Thành, huyện Đăk R’Lấp là tổ trưởng tổ hợp tác trồng dưa lưới ở Đăk R’Lấp với 8 thành viên và là người đầu tiên của huyện khởi nghiệp từ trồng dưa lưới công nghệ cao, từ diện tích hơn 0,30 ha ban đầu đến nay diện tích của tổ tăng lên hơn 1,8 ha.
Hoa Ban