00:00 Số lượt truy cập: 3040711

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm ở Kiên Giang 

Được đăng : 15/11/2022
Những năm qua, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở Kiên Giang đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Phát huy thế mạnh đồng thời khắc phục những tồn tại, Kiên Giang đã có những định hướng và giải pháp cụ thể với mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo sẽ tập trung đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), tăng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề, góp phần thực hiện thành công chỉ tiêu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới.

den-nam-2025-kien-giang-phan-dau-nang-ty-le-lao-dong-nong-nghiep-qua-dao-tao-cua-tinh-dat-tren-55-anh-thuy-trang1

Đến năm 2025, Kiên Giang phấn đấu nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo của tỉnh đạt trên 55% Ảnh Thùy Trang

Nhiệm vụ trong giai đoạn 2021 - 2025, của Kiên Giang là đào tạo GDNN đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số ngành nghề đạt chuẩn trình độ quốc tế, quốc gia và các nước phát triển trong khu vực ASEAN; hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cải thiện chỉ số PCI cấp tỉnh; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Nhiệm vụ trong giai đoạn 2021 - 2025, của Kiên Giang là đào tạo GDNN đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số ngành nghề đạt chuẩn trình độ quốc tế, quốc gia và các nước phát triển trong khu vực ASEAN; hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cải thiện chỉ số PCI cấp tỉnh; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Thực hiện đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, tập trung đào tạo theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực; đào tạo gắn giải quyết việc làm tại các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch; đào tạo lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa; gắn đào tạo với quá trình sản xuất nông nghiệp của nông dân, với chiến lượt, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.         

Lồng ghép có hiệu quả giữa Đề án đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT với chương trình, đề án, dự án khác có liên quan nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng nguồn vốn và tăng cơ hội cho lao động được đào tạo nghề thích ứng với quá trình phát triển của nền kinh tế.

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 71/KH-UBND về đào tạo lao động cho 4 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Giang Thành, An Biên, An Minh và U Minh Thượng), nhằm giúp lao động tại những huyện này được đào tạo, gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập thoát nghèo.

Triển khai có hiệu quả Đề án khởi nghiệp đối với học sinh, sinh viên trong tỉnh đồng thời tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên  hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Mục tiêu trong giai đoạn kế tiếp là nâng cao chất lượng đào tạo, ưu tiên lao động có trình độ cao, hạn chế việc tuyển sinh đào tạo nghề dưới 3 tháng… với số lượng tuyển sinh khoảng 115.000 người (bình quân 23.000 người/năm), phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75 %, trong có tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 52,5%. Riêng đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là 50.000 người (bình quân 10.000 người/năm), sau đào tạo tỷ lệ lao động có việc làm mới hoặc làm việc cũ có thu nhập cao hơn đạt từ 82 – 85%. Giải quyết việc làm cho lao động xã hội đạt từ 35.000 – 40.000 lượt người/năm. 

Để thực hiện thành công những nhiệm vụ và mục tiêu trên, Kiên  Giang đã chủ động đề ra những giải pháp cụ thể trong đó đặc biệt chú trọng lồng ghép các chương trình, dự án, tổ chức điều tra, phân tích, dự báo và đánh giá đúng thực trạng nguồn lao động nông thôn; xác định số lượng LĐNT có nhu cầu học nghề; trên cơ sở đó, xây dựng danh mục ngành nghề và xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp, của thị trường lao động trên địa bàn. Thực hiện cơ chế liên kết giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp, tập đoàn lớn thuộc những ngành nghề phục vụ khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh và các địa phương, nhất là về công nghệ sinh học, kỹ thuật công nghệ, tài chính, tiền tệ, các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, kinh tế biển và du lịch chất lượng cao ... nhằm gắn kết giữa đào tạo với ứng dụng thực tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp định hướng phát triển của tỉnh.

Nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể; cán bộ công chức, viên chức người lao động tại các địa phương về vai trò của đào tạo nghề nghiệp, gắn với giải quyết việc làm cho LĐTN trong thời kỳ hội nhập, thông qua với các biện pháp tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp học nghề và việc làm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực GDNN cho cả hệ thống chính trị và mọi người dân nắm vững, để chủ động và tham gia thực hiện. Phát động phong trào thi đua, sáng tạo khởi nghiệp trong toàn hệ thống GDNN, phấn đấu ít nhất mỗi năm có ít nhất từ 5 - 7 sáng tạo khởi nghiệp được doanh nghiệp, nhà đầu tư lựa chọn đầu tư kinh phí.

Đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDNN. Cơ quan quản lý Nhà nước về GDNN của tỉnh tập trung vào xây dựng quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển GDNN trên địa bàn tỉnh không phân biệt cấp quản lý và hình thức sở hữu. Các cơ sở GDNN có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của đơn vị, cơ sở trong khuôn khổ pháp luật quy định.

Tiếp tục kiện toàn mạng lưới cơ sở đào tạo nghề theo hướng phát triển mạng lưới GDNN công lập nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường cao đẳng, trung cấp; đồng thời đẩy mạnh tuyển sinh đào tạo 16 ngành, nghề trọng điểm đã được Trung ương lựa chọn (5 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, 5 nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, 6 nghề trọng điểm cấp độ quốc gia) đều được triển khai thực hiện; đến năm 2020 Trường cao đẳng Nghề hội đủ các tiêu chí trở thành Trường chất lượng cao; huy động các Trường cao đẳng, Trung cấp, Trung tâm GDNN – GDTX các cơ sở đào tạo thuộc tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tích cực tham gia đào tạo nghề cho LĐNT.

Phấn đấu đến năm 2021 có 10% trở lên cơ sở GDNN tự chủ hoàn toàn về tài chính và 15% trở lên tự chủ một phần về tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước đối với cơ sở GDNN còn lại; đến năm 2025 có 20% cơ sở tự chủ về tài chính, tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho cơ sở còn lại. 

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tiến tới đạt chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn năng lực sư phạm, chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, chuẩn ngoại ngữ và tin học, hội đủ điều kiện về hạng chức danh nghề nghiệp theo đề án vị trí việc làm, đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu trong hội nhập khu vực và thế giới.   

Tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo, giám sát, thanh, kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng GDNN; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong GDNN; khuyến khích xã hội giám sát chất lượng GDNN. Lồng ghép các nội dung bổ trợ về an toàn lao động, pháp luật lao động, tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, bao tiêu sản phẩm, kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp … vào nội dung đào tạo phù hợp với từng loại đối tượng cụ thể. Đến cuối năm 2020 tất các các cơ sở GDNN trong tỉnh phải được cơ quan có chức năng tiến hành tổ chức kiểm định chất lượng GDNN nhằm đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định của Luật GDNN. 

Riêng về đào tạo nghề cho LĐNT, gắn với giải quyết việc làm theo ba hướng cụ thể là:

Đối với lao động học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp: Tập trung đào tạo những ngành nghề phù hợp với điều kiện người dân đang canh tác, trồng trọt, chăn nuôi để đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, kỹ năng tay nghề vào thực tiễn nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đào tạo gắn với đề án “tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương và quy hoạch xã nông thôn mới”; tỷ lệ sau đào tạo có việc làm mới hoặc làm công việc cũ nhưng có năng suất và thu nhập cao hơn đạt từ 90% trở lên.

Đối với lao động học nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp: Tập trung đào tạo LĐNT không có đất nông nghiệp sản xuất hoặc có đất nhưng diện tích không đủ để nuôi sống gia đình nhằm chuyển đổi ngành nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm việc ở những ngành phi nông nghiệp, phấn đấu tỷ lệ sau đào tạo có việc làm đạt từ 83 – 85% trở lên.

Chủ động duy trì và phát triển nghề truyền thống đối với LĐNT đang thiếu việc làm, thu nhập thấp nhằm tăng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động từ 80% trở lên, góp phần ổn định đời sống, giảm nghèo bền vững…

Hữu Bắc