Anh Trương Văn Thủy là người dân tộc Sán Dìu, sinh ra và lớn ở tỉnh Thái Nguyên, năm 1997 anh lên Bắc Kạn làm ăn. Những năm đầu, cuộc sống rất khó khăn vất vả khi chỉ trồng ngô, cấy lúa lúa, cuộc sống luôn thiếu thốn, không bằng lòng với hoàn cảnh nghèo khó, anh Thủy đã tự học nghề mộc. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng mở xưởng mộc tại nhà, cuộc sống gia đình anh từng bước được cải thiện, do xưởng mộc ngày càng có nhiều việc và tăng thu nhập. Sau những năm lao động vất vả anh thấy cứ làm thủ công thế này thì năng suất lao động không cao, nhưng muốn mua sắm máy móc thì giá máy quá cao, không đủ tiền mua. Năm 2017, anh nghiên cứu, cải tiến từ chiếc máy xẻ gỗ CD đứng để xẻ gỗ tròn ra thành sản phẩm thô, đến nay đã có thêm nhiều tính năng khác như: dọc bào thẳm cánh cửa, ghép ván, cắt ghép tăng độ rộng, độ dài theo ý muốn. Chi phí cải tiến lắp đặt một chiếc máy chỉ mất 4 triệu đồng, năng suất lao động tăng; trước đây 2 người thợ giỏi làm 1 ngày sản xuất được 40 sản phẩm, khi dùng máy do anh cải tiến 1 ngày làm được 300 sản phẩm với chất lượng cao hơn trước. Việc cải tiến máy móc đã giảm được nhân công từ 16 người xuống chỉ còn 4 người, với thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng/người. Trong quá trình sản xuất để làm ra sản phẩm cần gỗ phải khô, thời gian phơi rất dài Gỗ phơi nắng tự nhiên phải mất 3 tháng mới sử dụng được nhưng vẫn bị mối mọt, màu sắc không đẹp. Anh suy nghĩ cần phải có lò hấp xấy gỗ để đẩy nhanh tiến độ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sau nhiều ngày suy nghĩ anh đã quyết định nghiên cứu lò hấp xấy gỗ để cho ra những sản phẩm nhanh, chất lượng cao không bị mối, mọt . Năm 2018 - 2019 anh nghiên cứu và đã cho ra đời chiếc lò hấp xấy gỗ không có khói, thân thiện với môi trường. Gỗ được sấy khô, màu sắc đẹp và độ lì cao, không lo mối mọt. Hơn nữa, máy sấy do anh Thủy chế tạo chỉ hết 15 triệu đồng, trong khi nếu mua trên thị trường là 300 triệu đồng.
Quy trình tuần hoàn
Khai thác gỗ nguyên liệu/ thu mua Sơ chế xẻ thành ván Chuyển hấp sấy Chế biến thành phẩm.
a. Thu mua gỗ trong khai thác gỗ trồng ở rừng, vườn, nương rẫy... các loại gỗ chủ yếu hiện nay đang chế biến chủ yếu là gỗ xoan, keo và mỡ.
b. Sơ chế (quy cách chế biến bằng máy xẻ): sau khi mua gỗ về và cắt gỗ theo quy cách từng loại sản phẩm, sau đó đưa vào máy xẻ thành ván, thành hộp rồi đưa vào lò hấp sấy gỗ.
Sau khi gỗ được hấp sấy xong chuyển ra ngoài đem chế biến. Đem gỗ cho vào máy tự chế để gia công như dọc ván cho vuông và thẳng để ghép thành những tấm ván to; Dọc và ken các loại đai đố, các khung theo kích thước từng loại sản phẩm; Đem gỗ soi cạnh, trà giáp cho mịn rồi lắp giáp hoàn thiện các sản phẩm.
c. Sấy (mô tả quy trình sấy): Sau khi xếp gỗ vào lò sau đó dùng phế phẩm như phoi bào, mùn cưa, bắp bìa của gỗ xe để cho vào buồng đốt.Mỗi ngày cho các nguyên liệu phế phẩm vào buồng đốt 2 lần (sáng và tối). Đặc biệt là, lò hấp sấy gỗ này thải ra rất ít khói nên không gây ô nhiễm môi trường, do khói đã
quyện với nước sôi rồi đi lên buồng hấp gỗ (giảm thiểu được 70 – 80% lượng khói thải ra môi trường).
Lò hấp sấy gỗ do Anh Thủy sáng tạo
- Ưu điểm của Lò hấp sấy gỗ:
+ Thời gian hấp sấy cho 1 mẻ gỗ là từ 07 – 10 ngày. So với phơi gỗ khô tự nhiên thì cho vào lò hấp sấy gỗ sẽ được nhanh hơn và không bị phụ thuộc vào thời tiết (mưa nắng).
+ Cải thiện được chất lượng của gỗ tốt hơn, màu sắc gỗ đẹp hơn, không bị mối mọt.
+ Chủ động được sản lượng gỗ để sản xuất.
+ Giảm thiểu được rất nhiều việc ô nhiễm môi trường vì các phế phẩm từ quy trình sản xuất được tận dụng vào đem vào làm nguyên liệu đốt trong buồng đốt, lượng khói thải ra ngoài môi trường rất tít nên không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
+ Gỗ đem vào sản xuất không bị cong, vênh hay co ngót và đặc biệt màu sắc của gỗ được đẹp hơn rất nhiều so với gỗ phơi tự nhiên.
+ Chất lượng sản phẩm đưa vào sử dụng được bền, đẹp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
d. Mô tả máy tự chế thành phẩm: Sản xuất các mặt hàng theo nhu cầu của thị trường và khách hàng yêu cầu, đa số là sản xuất giường, tủ quần áo, cửa nhà, bàn ghế gia đình và văn phòng, kệ sách, tủ thờ...
Mức vốn đầu tư của xưởng
Kinh phí khoảng từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Máy tự chế và ưu điểm:
So sánh với máy nhập khẩu về sử dụng: Hiện nay giá nhập mới (máy Hàn Quốc): là 150.000.000 đồng/ máy và máy cũ của Hàn Quốc bán là 95.000.000đ/ máy (chưa có chi phí vận chuyển và hóa đơn). Có thể thấy giá thành mua máy rất cao. Còn đối với máy tự chế thì chi phí mua máy chỉ từ 8 – 10.000.000 đồng/ máy, phù hợp với mức kinh phí đầu tư của nông dân.
- Ưu điểm:
+ Giá thành rẻ hơn so với máy nhập khẩu.
+ Dễ vận hành, dễ sử dụng.
+ An toàn đến 99% cho người sử dụng máy.
+ Tốc độ công suất của máy nhanh và cao hơn, hiệu suất của 1 người làm việc với máy tự chế cao hơn làm máy thông thường từ 15 – 30%.
Trình độ và kỹ thuật nhân công làm việc theo quy trình
- Số lao động cần để vận hành xưởng sản xuất: từ 06 – 08 người, Không phân biệt nam hay nữ mà chỉ cần đủ tuổi lao động là có thể nhận vào làm được.
- Chỉ cần lao động phổ thông (không yêu cầu kỹ thuật) bởi vận hành và sử dụng máy tự chế rất đơn giản không phức tạp, việc thay thế các phụ tùng đơn giản, nhanh, chắc. Những lao động mới làm chỉ cần 01 người thợ hướng dẫn với thời gian từ 10 – 15 phút là có thể tự vận hành máy tốt và sử dụng thành thạo máy tự chế.
Đối với lò hấp sấy gỗ.
Tận dụng các sản phẩm phụ, phế liệu thừa trong sản xuất để làm nguyên liệu cho công đoạn sản xuất sau, do vậy công nghệ giảm được chi phí, giá thành sản phẩm.
- Góp phần giải pháp cho bảo vệ môi trường: về rác thải, khí thải trong quá trình sản xuất ra sản phẩm ít và việc trồng cây lấy gỗ cũng đem lại bầu không khí sạch cho môi trường.
Khi sử dụng máy tự chế và lò hấp sấy gỗ đã rút ngắn được thời gian sản xuất, chi phí cũng giảm. Vì vậy, lợi nhuận sẽ tăng và những lao động cũng có thu nhập cao, từ 5 – 7.000.000đ/ tháng.
Địa chỉ liên hệ: Trương Văn Thủy; Thôn Còi Mò, xã Tân Tiến, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.