Về đến Tổ 8, ấp Tân Xuân, xã Tân Phú, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh hỏi doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất máy nông nghiệp ai cũng biết; với cái dáng nhỏ con, nước da nâu, mái tóc đã điểm những sợi tóc bạc, ông vui vẻ đón tiếp chúng tôi trong không khí buổi sáng mùa hè tháng 6 nắng chói chang, bên cạnh nhà là xưởng cơ khí máy móc đang chạy ầm ầm, câu chuyện giữa chúng tôi trao đổi không sao nghe được. Ông dẫn chúng tôi vào 1 lối nhỏ đi sâu vào phía trong là 1 ngôi nhà khang trang ,lộng lẫy. Tại đây ngồi đàm đạo, ông bảo: tôi sinh ra ở cái đất miền đông Nam bộ, nơi chuyên sản xuất các loại cây rau màu, cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày; chính đó là những đề tài để cho tôi tha hồ mà sáng tác. Hết năm này qua năm khác, cứ gặp nông dân là có chuyện lại máy nọ, máy kia.
Ông Hùng đứng cạnh máy giàn gieo hạt kết hợp bón phân
Từ những cỗ máy làm đất các loại to, nhỏ, những chiếc máy trồng mỳ liên hoàn rồi đến những dây truyền nâng tải đưa mía khi thu hoạch lên xe để chuyển về nhà máy đường. Câu chuyện cứ mãi dài rồi đột nhiện ông dừng lại và kể về chiếc máy gieo hạt kết hợp dải phân tự động; đây là 1 công đôi việc.
Từ việc mắt thấy các máy nhập từ nước ngoài đắt tiền đến những chiếc máy sản xuất trong nước công việc gieo hạt, dải phân tách rời và phải làm 2 lần khác nhau vừa tốn công, tốn tiền, ông đã nghĩ ra chiếc máy gieo hạt kết hợp dải phân trên cùng 1 lần máy chạy. Từ đó ông bắt tay vào nghiên cứu làm sao để tiết kiệm công, nguyên liệu và người dân đỡ vất vả, chí phí giảm nhưng phải mang lại những cánh đồng tươi tốt. Sau quãng ngày nghiên cứu chế tạo và chỉnh sửa hoàn thiện; đến nay chiếc máy đã ra đời đáp ứng được sự thoải mái của ông và cũng như sự mong mỏi, chờ đợi của nông dân. Kết hợp phần lời phỏng vấn của tác giả tại chỗ. Đối với cây đậu phộng (lạc) thì thường sử dụng phân vi sinh hay phân hữu cơ bón lót trên đất trước khi xuống giống. Vì mật độ cây khoảng từ 100 – 150 mm2 , phân sử dụng số lượng nhiều từ 1 - 2 tấn trở lên nên đã có thiết bị rải phân vi sinh chuyên dùng. Khi cây được 1 tuần tuổi thì bà con sẽ bón tiếp phân vô cơ. Vì vậy, khi gieo đậu phộng thì thùng phân trên dàn gieo hạt không dùng đến. Đối với cây bắp (ngô) mật độ thưa: khoảng cách mỗi cây 150mm, khoảng cách hàng từ 600 – 700mm và bón lót bằng phân vô cơ NPK với lưu lượng 100kg/ha. Với lượng phân này thì rải trực tiếp theo hạt giống sẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh trưởng của cây (khoảng 1,5kg/hàng chiều dài 100m). Bên cạnh đó, khi bón lót cho loại cây ngắn ngày này thì bà con thường sử dụng hàm lượng kali và urê ít nên không hại gì đến bộ rễ, khi rễ phát triển sẽ hấp thụ phân rất nhanh.Với lượng phân bón lót ít như vậy chỉ có dàn gieo hạt kết hợp bón phân mới đáp ứng được nhu cầu này. Khi cây phát triển khoảng 4 lá (hai tuần tuổi) dùng dàn bón phân kết hợp cày vô để vun gốc (bón thúc). Đây là sản phẩm được doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất dựa trên sự đúc kết kinh nghiệm và nhu cầu sử dụng của bà con nông dân từ nhiều năm nay.
Địa chỉ liên hệ: Phạm Văn Hùng; Tổ 8, ấp Tân Xuân, xã Tân Phú, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; ĐT: 0933856775.
VK