Mô hình nuôi lươn sạch không bùn của anh Trần Như Hổ ở 64 Trần Phú, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa bước đầu đạt hiệu quả kinh tế khá ổn định, tạo được việc làm với diện tích rất hạn chế, trong khi đó tạo ra sản phẩm sạch và nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Mô hình nuôi lươn sạch không bùn trong hồ ốp men là mô hình đầu tiên tại Khánh Hòa.
Máy băm cỏ của tác giả Nguyễn Huỳnh Lý, tổ 2, khu phố Hương Sơn, phường Long Hương, thành phố Bà Rịa, Vũng Tàu dùng để băm tất cả các loại cỏ…máy có tính năng đặc biệt nhỏ gọn, sử dụng dễ dàng, vật liệu sản xuất được dùng từ các vật liệu đã qua sử dụng nên giá thành rẻ, độ bền cao, sử dụng cho việc chăn nuôi từ nhỏ đến vừa. Máy băm cỏ hoạt động chủ yếu với công suất 1 mã lực, một giờ tiêu hao 0,3 lít nhiên liệu băm được 1,5 tấn cỏ gấp 10 lần công cắt nhỏ cỏ. Máy băm cỏ có thể băm nhỏ các loại cỏ cứng, giúp gia súc ăn hết không gây lãng phí như băm cỏ bằng tay. Thông số chủ yếu của máy: Máy Hoạt động chủ yếu bằng vòng quay của moter điện hoặc máy xăng. Thời gian trong 1 giờ máy băm được 1,5
Trước tình trạng thức ăn cho tôm hùm dư thừa, rác thải ra từ việc nuôi tôm hùm lồng diễn ra ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng đối với môi trường biển, ông Nguyễn Thành Vinh ở xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đã vận động thành lập 16 tổ tự quản nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường với 295 thành viên.
Thầu hiểu nỗi vất vả của người dân quê hương đất trồng hành Nam Trung -Nam Sách - Hải Dương nhằm giúp bà con có thể lên luống hành được nhanh, đỡ tốn nhân công, chi phí và kịp thời vụ, ông Nguyễn Văn Chế đã nảy ra ý tưởng phải chế tạo bằng được một loại lưỡi cày không những làm nhỏ đất mà còn phải tự động lên luống khi làm việc.
Máy gặt xếp dãy cải tiến có thêm hệ thống bơm thủy lực có ưu điểm khi vận hành máy trên địa hình chỗ cao chỗ thấp và nhất là ruộng nước có những gốc cây để lại thì ít dung lắc và người lái chỉ cần ngồi trên máy tự điều chỉnh độ cắt cao hay thấp tùy theo địa hình, chướng ngại vật. Anh Hai cho biết nếu không có hệ thống bơm thủy lực thì máy cắt thưởng lỏi và người dân phải cắt bằng tay.
Giải pháp nhân giống cá rô đầu vuông thả xen canh vào chân ruộng lúa của anh Cao Văn Phương ở thôn Thạch Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã mang lại thành công khi lợi nhuận thu được tăng gấp đôi so với trồng lúa.
Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ ba do Hội Nông dân Việt Nam chủ trì được tổ chức trên phạm vi toàn quốc trong 2 năm 2008 - 2009 nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của nông dân Việt Nam, thúc đẩy phong trào áp dụng các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống của nông dân.
Anh Ngô Ngọc Quang, ở xã Tân Thành, huyện Bù Đốp, Bình Phước đã chế tạo thành công và đưa vào sử dụng máy tuốt hạt điều.
Chúng tôi ghé ngã ba xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang hỏi thăm anh Dương Văn Thuận, mấy bác tài xe ôm niềm nở: “Có phải Hai Thuận diệt rầy nâu phải hôn? Ở đây còn gọi là Hai Thuận nỏ thần. Mấy chú đi qua cây cầu nhỏ, vô ấp Thạnh Yên là tới liền à". Đi men con đường nhỏ đổ bê tông, hai bên rợp bóng dừa, chúng tôi tìm được nhà anh Thuận.
Vừa tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí công lao động vừa hạn chế được đau lưng là những tiện ích của dụng cụ bón phân cho cây bắp do anh Nguyễn Văn Lại, ngụ tại ấp Bình Tiến, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) sáng chế.