Dù chưa học hết lớp 3 nhưng với lòng đam mê sáng tạo, ông Nguyễn Văn Sáng (Tư Sáng) ở khu vực 4, phường 1, thị xã Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đã sáng chế thành công máy xúc lúa với nhiều tiện ích. Máy không chỉ giúp nông dân giảm công lao động mà còn góp phần gia tăng giá trị hạt lúa, từ đó tăng thu nhập.
Máy đào củ khoai tây “Made in Đà Lạt” vừa được 2 nông dân Nguyễn Văn An và Lê Văn Cư (ở phường 7, TP Đà Lạt) chế tạo thành công.
Ở đất “chín rồng”, đã có nhiều Hai Lúa mày mò nghiên cứu, chế tạo ra những chiếc máy gặt đập liên hợp vừa nhỏ gọn, vừa thích hợp với đồng ruộng Nam Bộ, góp phần giải phóng sức lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch.
Mặc dù mới học hết lớp 5 nhưng nhờ chú ý quan sát, kiên trì học hỏi, ông Bùi Minh Thế ở số 196/6, ấp Long Thạnh, xã Long An (Châu Thành - Tiền Giang) đã cải tiến thành công máy phát điện chạy bằng khí biogas. Sản phẩm của ông không những mang lại lợi ích thiết thực mà còn góp phần tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường...
Ông Huỳnh Văn Một, ấp Bình Lộc, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã sáng chế máy tuốt hạt đậu phộng thành công.
Bị cúp điện cả ngày nhưng trong nhà ông Nguyễn Văn Dục ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vẫn có điện sử dụng. Ngoài trại heo 800 con, máy bơm nước vẫn bơm ào ào, máy trộn thức ăn gia súc liên tục vận hành.
Ông Huỳnh Văn Một là nông dân bao năm chuyên trồng lúa luân canh với đậu phộng ở ấp Bình Lộc, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Bức xúc trước tình trạng thiếu lao động trong thu hoạch đậu phộng từ nhiều năm qua, ông đã chịu khó trao đổi với nhiều thợ chuyên làm cơ khí, tìm tòi học tập kinh nghiệm lắp ghép và thiết kế chế tạo ra máy lặt hạt đậu. Trải qua nhiều lần thất bại, nhưng với tính kiên trì, chịu khó mày mò lắp đặt các bộ phận trong máy cho “ăn ý” với nhau, đến năm 2009, ông đã thiết kế thành công chiếc máy tuốt hạt đậu phộng. Qua quá trình vận hành, ông đã tiến hành thay thế và chỉnh sửa các thiết bị cho phù hợp. Đến nay, máy hoạt động rất tốt. Hạt đậu sau khi tuốt bằng máy đem lại hiệu quả như đậu rất sạch, hết cuống và không bị lẫn rác, cát, hạt đậu không bị bể hay nát vỏ.
Người nông dân dân tộc K’Ho chưa từng qua lớp cơ khí nào, cũng không có sự hướng dẫn của cán bộ, kỹ sư nào nhưng ông vẫn quyết tâm chế chiếc máy tuốt bắp như ý muốn và đã thành công. Đó là ông K’Să Ha Tang, thôn 1, xã Đa Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Ở xã Diễn Lâm (Diễn Châu - Nghệ An), nhắc đến Phạm Văn Hoan là mọi người kể về anh - người chế tạo thành công máy thái sắn, củ, quả và thức ăn gia súc, gia cầm có nhiều tính năng vượt trội với niềm tự hào, sự nể phục. Sản phẩm của anh được bà con khắp nơi ưa chuộng, tìm đến đặt hàng.
Với sáng kiến trữ thóc giống dưới lòng sông, ông Nguyễn Thiện Tâm, 47 tuổi, ở xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn - An Giang, có thể giữ thóc tới 3 năm mà độ nảy mầm vẫn đạt tới gần 99%.