Nhờ mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều nông dân Ứng Hòa (Hà Nội) đã áp dụng mô hình trồng đậu tương vụ đông trên đất 2 lúa. Tuy nhiên, cách gieo thủ công vừa mất nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả lại không cao, từ đó, ông Nguyễn Văn Sử ở thị trấn Vân Đình đã nghiên cứu, chế tạo ra chiếc máy gieo đậu tương hoạt động rất hiệu quả.
Sử dụng máy phun thuốc đeo vai là công việc hết sức nặng nhọc với nhà nông, nhất là khi di chuyển trong vườn càphê. Chính vì thế, anh Đặng Thành Tình, cán bộ Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh Gia Lai đã cải tiến máy phun thuốc loại Power spray 978B hiệu YMAMOTO của Nhật Bản thành chiếc máy có tay kéo, dễ dàng, thuận tiện cho người sử dụng.
Ông Trần Văn Lía Thôn Phú Bình, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã sáng chế ra quạt bắt muỗi. Sau nhiều lần thử nghiệm, hiện quạt bắt muỗi (Quạt) do Ông sáng tạo mỗi đêm có thể bắt được 1- 2 lạng muỗi giúp bò mau khoẻ và trong nhà cũng không còn muỗi. Quạt của Ông đã đoạt giải tại Cuộc thi Sáng tạo Kỹ thuật Nhà nông lần thứ III năm 2008-2009 do Hội Nông dân VN tổ chức.
Mất gần 10 năm qua các nhà khoa học Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã chọn lọc từ quần thể P6 được xử lý đột biến được giống P6ĐB. Giống có dạng hình gọn, thân cứng, lá có màu xanh đậm, bản lá dày, cứng, phù hợp với khả năng thâm canh; có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận tốt, đặc biệt là chịu rét; có độ thuần khá, tốc độ sinh trưởng nhanh. Thời gian sinh trưởng ở vụ xuân là 110-115 ngày, vụ mùa 75-80 ngày, ngắn hơn các giống Q5, Khang dân 18 từ 20 đến 25 ngày giúp nông dân né lũ tháng 9.
Không chỉ đi đầu trong phong trào nuôi ba ba ở Bình Dương, ông Trần Hòa Vân (Hai Vân) ở khu phố Hòa Long, thị trấn Lái Thiêu (huyện Thuận An) còn sáng chế thành công chiếc máy ấp trứng ba ba nhằm chủ động con giống, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
TH3(viết tắt của 3 chữ: tỉa hạt - theo hàng - tổng hợp) là công cụ sạ tỉa sáng tạo hiệu quả của hai tác giả Tô Hồng Quân và Đặng Văn Tiễn ở huyện Mộc Hóa (Long An). Công cụ đã thực nghiệm thành công trên các loại ruộng lúa đồng bằng, sau thời gian đưa vào sử dụng thực tế đã được các ngành chức năng đánh giá rất phù hợp với chương trình "3 giảm 3 tăng" trong phát triển nông nghiệp khu vực Đồng Tháp Mười.
Đó là sáng kiến của ông Đỗ Đức Quang, ở số nhà 216, đường Trường Chinh, phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ông Quang đã tự chế tạo ra chiếc máy xới đào bồn cà phê thay thế cho 10 công lao động mỗi ngày.
Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, có tiểu khí hậu khác xa với các tình đồng bằng. Mùa khô ẩm độ quá thấp, mùa mưa lại quá cao. Biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch quá lớn (khoảng 150C). Trong khi đó máy ấp trứng sản xuất đại trà, cũng như phương pháp úm gà con từ trước tới nay không phù hợp với giống gà ta ở Tây Nguyên. Kỹ sư Phạm Văn Long đã có sáng kiến: “Cải tiến máy ấp trứng và phương pháp úm gà con cho phù hợp với giống gà ta ở Tây Nguyên”. Đây là giải pháp nâng cao khả năng ấp trứng và gây giống gà ta trên địa bàn Tây Nguyên.
Đến thăm nhà anh Trịnh Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Hoà (Dầu Tiếng, Bình Dương), tôi thấy gần chục chiếc tủ lạnh, tủ làm mát cũ, để ngổn ngang trong một cái xưởng nhỏ ngay trước cửa nhà.
Theo chỉ dẫn của anh Bùi Văn Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Trung (Bình Sơn - Quảng Ngãi), chúng tôi tìm đến nhà anh Võ Công Khánh (45 tuổi) ở đội 2, xóm Tăng Lộc, thôn Phú Lộc để tận mắt thấy chiếc máy tuốt lúa đa năng do anh một nông dân mới học hết lớp 7 cải tiến thành công. Sản phẩm này đã được giới thiệu tại Hội thi nhà nông đua tài do Hội Nông dân tỉnh tổ chức.