Là thợ cơ khí, những chương trình về khoa học, sáng chế trên truyền hình cũng như báo chí luôn được anh Lê Văn Sơn ở ấp Cấp Rang, xã Suối Tre (thị xã Long Khánh - Đồng Nai) quan tâm, theo dõi. Những gì học hỏi được, anh luôn tìm cách vận dụng vào thực tế và anh đã sáng chế ra máy cho tôm, cá ăn bán tự động.
Là nông dân “thứ thiệt” nhưng ông Năm Nhã (SN 1957, ở khóm Bình Đức 5, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã mày mò sáng chế máy sấy lúa giúp nông dân giảm thất thoát sau thu hoạch.
Cá chim trắng là loài cá nước ngọt có nguồn gốc tại vùng Amazon thuộc Nam Mỹ, du nhập vào nước ta từ năm 1998. Cá chim trắng có chất lượng thịt ngon, là loài ăn tạp, dễ nuôi và chóng lớn nên mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tuy nhiên do nguồn gốc xuất xứ và môi trường sống khác nên việc nhân giống cá chim trắng là một kỹ thuật khó. Vậy mà, có một người nông dân đã nhân giống thành công loài cá này. Đó là ông Đồng Văn Vơn ở xã Nghĩa Châu, Nghĩa Hưng, Nam Định.
Để thu hoạch 1ha đay theo phương pháp thủ công, cần tới 25 lao động làm việc trong 2 giờ. Máy thu hoạch đay này cùng thời gian chỉ cần 1 người điều khiển máy và 4 lao động bó đay, tiêu hao từ 6-8 lít nhiên liệu.
Tận dụng những bộ máy cũ lấy từ xe gắn máy, một chiếc xe đa năng vừa có thể phun thuốc trừ sâu, sạ lúa, bón phân, vừa cắt được gốc rơm rạ, thu gom rác,… đã ra đời.
Tác giả của chiếc máy này là anh Trần Văn Bê, ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Sau thời gian tự mày mò nghiên cứu, anh Bê đã sản xuất thành công chiếc máy xúc lúa rất hiệu quả, được nhiều nông dân trong khu vực đặt hàng.
Ngày 19.1 tới, nông dân Lê Văn Chính - chủ cơ sở sản xuất lúa giống 9 Táo (ấp Phú Khánh, xã Song Lộc, huyện Châu Thành, Trà Vinh) sẽ vinh dự nhận giải thưởng doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN tại thủ đô Viêng Chăn (Lào).
Sáng kiến này của hai anh em “hai lúa” Thái Văn Báu và Thái Văn Bổn ở xã Hải Quy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Hai anh nói, ông trời không giúp mình đưa lũ về diệt chuột thì mình không chịu khoanh tay cầu trời, mà phải tạo ra lũ để diệt nó, bảo vệ mùa màng.
Đã từ lâu, chim, cò là nổi ám ảnh cho người nuôi tôm vì chúng gây thất thoát và truyền những dịch bệnh nguy hiểm. Vì vậy, ngăn ngừa được chim, cò đến ao tôm là góp phần đảm bảo vụ nuôi tôm được thắng lợi.
Dù đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi” nhưng lão nông Lê Văn Sở, 76 tuổi, ở thôn Lâm Cao, xã Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh - Quảng Trị) vẫn không mất đi niềm đam mê sáng tạo. Tất cả những gì ông làm cũng chỉ bắt nguồn từ trăn trở: “Làm sao cho bà con nông dân đỡ khổ”. Và khi những ý tưởng trở thành hiện thực, ông hạnh phúc đến trào nước mắt.