00:00 Số lượt truy cập: 2943376

Gương nữ nông dân điển hình tiên tiến thoát nghèo làm giàu 

Được đăng : 10/08/2023
Chị Dương Thị Sóng, 38 tuổi được sinh ra và lớn lên ở xóm Khau Ràng, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng – một xã nằm rải rác trên các sườn núi cao, địa hình hiểm trở, dân tộc Mông chiếm trên 90%, tỷ lệ hộ dân thuộc diện nghèo đói cao. Cũng giống như bà con nơi đây, cuộc sống gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, thuộc diện hộ nghèo trong xã, chủ yếu chỉ trông chờ vào gần 1,5 ha đất ruộng và đất rẫy cằn cỗi, năng suất cây trồng đạt thấp. Chứng kiến cuộc sống khó khăn hằng ngày của bà con vùng quê, trong chị luôn thôi thúc một suy nghĩ đó là phải làm sao để thoát nghèo, làm sao xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

 

song1

 Ảnh: chị Dương Thị Sóng giới thiệu về mô hình chăn nuôi lợn đen của gia đình

Chị Dương Thị Sóng, 38 tuổi được sinh ra và lớn lên ở xóm Khau Ràng, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng – một xã nằm rải rác trên các sườn núi cao, địa hình hiểm trở, dân tộc Mông chiếm trên 90%, tỷ lệ hộ dân thuộc diện nghèo đói cao. Cũng giống như bà con nơi đây, cuộc sống gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, thuộc diện hộ nghèo trong xã, chủ yếu chỉ trông chờ vào gần 1,5 ha đất ruộng và đất rẫy cằn cỗi, năng suất cây trồng đạt thấp. Chứng kiến cuộc sống khó khăn hằng ngày của bà con vùng quê, trong chị luôn thôi thúc một suy nghĩ đó là phải làm sao để thoát nghèo, làm sao xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Được sự quan tâm, giúp đỡ của địa phương, đặc biệt là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân phát động đã tiếp thêm động lực, quyết tâm vươn lên thoát nghèo và làm giàu của bản thân. Từ đó chị luôn người nhiệt tình hưởng ứng và luôn là người tiên phong gương mẫu trong phong trào.

Nhờ được Hội Nông dân các cấp tạo điều kiện cho đi tham quan, học tập kinh nghiệm những mô hình và cách làm hay, hiệu quả; tham gia những lớp tập huấn về ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; được tư vấn, hỗ trợ vay vốn, cây giống, con giống, vay phân bón trả chậm... chị đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn đen...; thay giống ngô địa phương năng suất thấp sang trồng toàn bộ ngô lai và trồng thêm vụ hè thu lúa trên toàn bộ số diện tích đất trồng ngô trước đây. Cây ngô lai dễ trồng, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn những cây trồng khác, như đậu tương, mía, sắn… Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất ngô tăng lên rất nhiều so với trồng giống cũ, hằng năm sản lượng ngô tăng lên hàng chục tấn.

Thóc, ngô sau khi thu hoạch được dùng nấu rượu và dùng bã rượu để phát triển chăn nuôi lợn đen, mỗi năm 2 lứa lợn, mỗi lứa trên 20 con. Theo kinh nghiệm của chị, bỗng rượu có nhiều chất dinh dưỡng, làm thức ăn cho lợn thì khó có loại thức ăn nào sánh kịp. Đàn lợn đen nhà chị được ăn bỗng rượu trộn với bột ngô, cám gạo, nên lớn nhanh, khỏe mạnh. Vì không nuôi công nghiệp nên lợn nhà chị Thắm được thương lái tin tưởng, chọn mua với giá cao hơn giá ngoài thị trường.

Bên cạnh đó, nhằm tận dụng bãi chăn thả ở gần nhà và nguồn thức ăn sẵn có nguồn thức ăn xanh còn có thể nuôi, nhốt mà không cần phải đầu tư thêm kinh phí làm chuồng trại và nguồn thức ăn nên chị đã quyết định phát triển chăn nuôi đàn bò. Ban đầu chị mua 2 đến 3 con bò gầy về chăm sóc, vỗ béo khi bò béo được giá chị đem bán, mỗi con nuôi vỗ béo từ 4 đến 5 tháng có thể xuất bán, bình quân mỗi con lãi từ 5 triệu đến 6 triệu đồng/con. Chị thấy nuôi bò vỗ béo có lãi hơn nuôi bò cái sinh sản chị đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, tăng thêm số lượng bò nuôi nhốt, trung bình mỗi năm xuất bán từ 8 con đến 10 con bò.

Ngoài việc chăn nuôi và trồng trọt gia đình chị còn mở thêm dịch vụ bán hàng tạp hóa phục vụ con trong xóm và các xóm lân cận. Nhờ đó mà thu nhập gia đình được tăng thêm. Hiện nay, tổng thu nhập bình quân của gia đình đạt từ 150.000.000đ đến 180.000.000 triệu đồng/năm (đã trừ chi phí đầu tư ban đầu).Từ việc tăng gia sản xuất, chăn nuôi, có thu nhập chính đáng, hiện nay gia đình chị đã xây dựng được 02 ngôi nhà trị giá gần 1 tỷ đồng.

Đến nay, chị được con tin tưởng bầu làm trưởng xóm kiêm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, Công an viên xóm. Chị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đi đầu trong thực hiện mọi phong trào, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư. Với tính cách dám nghĩ dám làm, chị Sóng luôn tích cực phối hợp với cán bộ xã đến tận nhà tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu được chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời, bằng những kinh nghiệm và kiến thức đã tích lũy được trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi hiệu quả, chị đã trao đổi và hướng dẫn từ 10 đến 15 hộ gia đình, động viên họ làm theo, hăng hái lao động, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho quê hương, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chị Dương Thị Sóng là một hội viên nông dân điển hình về ý chí, nghị lực vươn lên trong lao động, sản xuất và cuộc sống. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ biết khai thác và tận dụng những yếu tố thuận lợi sẵn có của địa phương, đồng thời, phải biết nắm bắt được nhu cầu thị trường mà gia đình chị đã vươn lên thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Năm 2016, chị Dương Thị Sóng vinh dự được UBND huyện tặng Giấy khen có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua lao động sản xuất; UBND xã tặng Giấy khen có thành tích trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới năm 2016. Năm 2020, chị vinh dự là nông dân điển hình tiên tiến được dự Đại hội Thi đua yêu nước Hội Nông dân Việt Nam lần thứ V.

Gia Bảo