Bưởi Phúc Trạch là sản phẩm đầu tiên trong số các cây ăn quả có múi được Hà Tĩnh chọn lựa để thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ số.
Xác định nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, là trụ đỡ của nền kinh tế khi công nghiệp suy giảm. Trong nhưng năm qua nông nghiệp gặp không ít khó khăn thách thức, nguồn lực đầu tư của người dân ở một số địa phương gặp khó khăn lớn (nhất là giống) do chịu thiệt hại nặng nề khi các đợt mưa lũ xảy ra tháng 10/2020 để lại; các dịch bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi phát sinh, lây lan nhanh như Bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò xuất hiện từ giữa tháng 2/2021, bệnh dịch tả lợn Châu Phi phát sinh ở hầu hết các địa phương từ tháng 3/2021, cúm gia cầm, lở mồn long móng gia súc xảy ra,...; dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến hết sức phức tạp và tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu, vật liệu đầu vào tăng cao, thị trường tiêu thụ nông sản sau thu hoạch gặp nhiều khó khăn...Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, được sự quan tâmhỗ trợ của các Bộ, ngành TW, sựlãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tỉnh tập trung cao dồn sức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp, cơ chế chính sách, đẩy mạnh phát triển sản xuất, gắn với triển khai Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnhđạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”và đạt được nhiều kết quả cao, khá toàn diện trên các lĩnh vực,đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Các giải pháp tỉnh đã thực hiện: một là, đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các kênh thương mại điện tử, thuông qua mạnh dạn thí điểm xây dựng thử nghiệm hệ thống phần mềm, chuyển đổi số trên cây ăn quả (cam, bưởi Phúc Trạch), gắn với tổ chức các Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp. Hai là, tập trung cao tuyên truyền, chỉ đạo nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất, phong trào cải tạo đồng ruộng, phá bỏ thửa nhỏ, xây dựng cánh đồng lớn. Ba là, ban hành Nghị quyết về “Tập trung, tích tụ ruộng đất phát triển nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”, Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới”; ban hành các Nghị quyết chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang thực hiện 04 dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2022-2025.Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
Nhờ có các giải pháp đúng, kịp thời đã góp phần phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP của tỉnh: đến nay đã có 94% số xã (171/182 xã) đạt các tiêu chí, xã đạt chuẩn NTM; 23 xã đạt tiêu chí xã NTM nâng cao 3 xã NTM kiểu mẫu; 07/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn tiêu chí Thủy lợi và Sản xuất; 03 huyện Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Hương Sơn có 100% số xã đạt chuẩn. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn phát triển các sản phẩm OCOP, đã có 110 sản phẩm OCOP.
Để phát triển nông nghiệp toàn diện, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung chi đạo và thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Định hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo các Đề án, Chính sách, Chương trình, Quy hoạch của Trung ương, của tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ chính trị, đạt mục tiêu đề ra; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, tiếp tục phát triển nền nông nghiệp toàn diện, xây dựng nông thôn mới bền vững, đảm bảo ổn định an sinh xã hội nông thôn, phát huy vai trò là “trụ đỡ” cho phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.Tiếp tục kế thừa, phát huy các kết quả đã đạt được trong cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; tập trung cao chỉ đạo tuyên truyền, triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2022-2025, gắn với đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong hoạt động quản nhà nước, hỗ trợ ứng dụng công nghệ số trong tái cơ cấu, nâng cao năng lực quản trị của các THT, HTX, DN nhỏ và vừa, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số trong nông nghiệp.
- Lĩnh vực trồng trọt: Chủ động công tác dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh phát sinh trên cây trồng và chỉ đạo sản xuất Vụ Xuân, Hè Thu 2022 đảm bảo cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Tập trung vận động, tuyên truyền, triển khai đề án, nghị quyết của tỉnh về tập trung, tích tụ ruộng đất để phát triển cánh đồng lớn (phấn đấu đến cuối năm 2022 trên đạt trên 6.000ha đất lúa sản xuất theo mô hình ô thửa lớn); chú trọng cải tiến quy trình kỹ thuật canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và tiếp tục thực hiện chuyển đổi số thực chất, hiệu quả trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế như cây ăn quả (cam, bưởi Phúc Trạch), chè công nghiệp, rau thực phẩm,… để tăng chất lượng, gia tăng giá trị và thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, hướng đến xuất khẩu.
- Lĩnh vực chăn nuôi: Tiếp tục tập trung chỉ đạo kiểm soát, khống chế tốt các loại dịch bệnh phát sinh (như Dịch tả lợn châu phi, LMLM, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò...) không để tái phát lây lan ra diện rộng. Chỉ đạo hướng dẫn người dân tái đàn, thả nuôi gia súc (lợn, bò) với quy mô hợp lý; rà soát, quản lý chặt chẽ hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh; kiểm tra chấn chỉnh và xử lý nghiêm các cơ sở, trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, ưu tiên phát triển các đối tượng chăn nuôi có hiệu quả như bò thịt, bò sữa, gia cầm, các loại vật nuôi ít gây ô nhiễm môi trường, áp dụng công nghệ tiên tiến, hạn chế thải ra môi trường bên ngoài.
- Lĩnh vực lâm nghiệp: Sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp. Tiếp tục tăng cường quản lý bảo vệ rừng về rừng tại gốc; quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng; rà soát xử lý nghiêm các vi phạm về tranh chấp, lấn chiếm rừng và đất rừng; khuyến khích phát triển rừng bằng cây bản địa, trồng dược liệu dưới tán rừng, khai thác dịch vụ môi trường rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái như tại vườn Quốc gia Vũ Quang gắn hồ Ngàn Trươi, Khu BTTN Kẻ Gỗ gắn với hồ Kẻ Gỗ; phát huy hiệu quả các nhà máy chế biến gỗ MDF, HDF và các sản phẩm từ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.
- Lĩnh vực thủy sản: Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật để nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả, an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường; khai thác lợi thế của hệ thống hồ, đập, sông suối phát triển các hình thức nuôi, đối tượng thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 06/9/2021 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục triệt để các cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, trong đó chú trọng công tác tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngư dân, chủ tàu cá, các cơ quan quản lý và cộng đồng trong việc bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ nghề khai thác hải sản bền vững cho ngư dân.
Tiếp tục đổi mới phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao KHCN và đào tạo nghề nông thôn. Triển khai có hiệu quả kế hoạch khuyến nông năm 2022; xây dựng, trình ban hành Chương trình khuyến nông giai đoạn 2023-2025. Thực hiện công tác rà soát, đánh giá, phân loại HTX nông nghiệp theo quy định; cũng cố hiệu quả hoạt động của HTX đã được đánh giá là có hiệu quả; xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới.
Chỉ đạo nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương lên đạt 70%. Thường xuyên kiểm tra, quản lý đảm bảo an toàn các hồ chứa nước; nâng cao năng lực quản lý, vận hành các công trình thủy lợi.
Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; quản lý tốt chất lượng giống, vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, quản lý các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; công tác bảo vệ thực vật, thú y; quản lý tàu cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản,... góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp.Tiếp tục triển khai tốt thực hiện các văn bản, quy định mới của luật chuyên ngành như Luật Trồng trọt, Chăn nuôi, Thú y, Thủy lợi, Thủy sản...
Tập trung rà soát, cải cách thủ tục hành chính; kiện toàn, sắp xếp bên trong các phòng, đơn vị theo Nghị định 107, 120 của Chính phủ, Kế hoạch của UBND tỉnh và xây dựng đề án vị trí việc được phê duyệt. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết kịp thời, dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng thẩm quyền; tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân; triển khai thực hiện nghiêm Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Vân Anh