00:00 Số lượt truy cập: 3036345

Hội Nông dân huyện Chiêm Hóa Tích cực tham gia xây dựng sản phẩm chủ lực của địa phương 

Được đăng : 24/02/2019



Chiêm Hoá là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Có tổng diện tích là 127.882,3ha, trong đó có 14.965,19 ha đất sản xuất nông nghiệp, 105.126,2 ha đất lâm nghiệp với 18 dân tộc cùng chung sống. Toàn huyện có 26 cơ sở Hội; có gần 23.292 hội viên, nông dân. Năm 2018 toàn huyện có 6.612 hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Kinh tế của huyện tập trung ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực có thế mạnh như lạc, mía, cam, chuối tây, gỗ nguyên liệu, con trâu, cá đặc sản...

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện theo hướng tập trung khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, đi sâu phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực của từng lĩnh vực, quy mô vùng sản xuất tập trung gắn  với thị trường tiêu thụ, huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn lựa chọn các sản phẩm chủ lực để tập trung đầu tư sản xuất, khai thác tốt tiềm năng và lợi thế từng địa phương. Đến nay các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã lựa chọn được cây trồng, vật nuôi chủ lực để vận động nhân dân tập trung phát triển thành sản phẩm hàng hóa. Toàn huyện đã có 5 sản phẩm: Mắm cá Cổ Linh, Trâu Chiêm Hóa, Rượu chuối Kim Bình, Lạc Chiêm Hoá, Bánh gai Chiêm Hóa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. 

Cùng với đó, Hội Nông dân huyện Chiêm Hoá đã vận động hội viên, nông dân thực hiện thâm canh các cây trồng, vật nuôi chủ lực.Giúp người dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật; nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất, từng bước liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.Một số sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh được ưu tiên phát triển; trong đó lạc là cây trồng được lựa chọn để trở thành nông sản hàng hóa. Toàn huyện có trên 2.700 ha lạc, sản lượng hàng năm trên 8.500 tấn; giá trị sản xuất đạt trên 150 tỷ đồng. Vùng trồng lạc tập trung lớn ở các xã Phúc Sơn, Minh Quang, Tân Mỹ,... phát triển vùng lạc hàng hóa tập trung, từng bước thực hiện Đề án tái cơ cấu về thời vụ, hình thành vùng trồng lạc giống vụ đông, cung cấp giống tốt cho sản xuất. Để tiếp tục phát triển sản phẩm lạc hàng hóa của địa phương, Hội Nông dân huyện đã triển khai nhiều biện pháp chỉ đạo, vận động hội viên nông dân áp dụng kỹ thuật nâng cao năng suất, sản lượng loại cây trồng này; gắn sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, qua đó nâng cao giá trị nhãn hiệu tập thể Lạc Chiêm Hóa.

Trâu Chiêm Hóa là nhãn hiệu tập thể đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận cho Hội Nông dân huyện năm 2015. Đến nay toàn huyện có gần 30.000 con trâu; để phát triển thương hiệu trâu Chiêm Hóa, Hội Nông dân các cấp tronghuyện đã vận động hội viên dân tập trung chăn nuôi trâu vỗ béo, trên cơ sở liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành Tuyên Quang. Theo đó, hợp tác xã cung cấp trâu giống để các hộ dân nuôi vỗ béo, bao tiêu sản phẩm đầu ra trên cơ sở thỏa thuận hợp đồng giữa hợp tác xã và các hộ dân. Hội Nông dân xã Kim Bình là cơ sở được Cấp ủy xã và Hội Nông dân huyện lựa chọn làm mô hình điểm để nhân rộng. Qua đó Hội Nông dân xã đã tổ chức cho hội viên nông dân đi tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu trong và ngoài tỉnh. Chỉ đạo xây dựng mô hình liên kết sản xuất, phát triển chăn nuôi trâu bò vỗ béo với 02 hộ tham gia, nuôi 15 con/lứa; qua thực hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là hướng đi, cách làm mới, hiệu quả trong liên kết sản xuất theo chuỗi phát triển chăn nuôi của huyện.

Việc Hội Nông dân huyện Chiêm Hóa chủ động chỉ đạo các cơ sở Hội phối hợp lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế để tập trung ưu tiên phát triển sản xuất, xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩmđã góp phần thay đổi tư duy của người dân, từng bước hình thành các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của huyện. Ngoài ra để tổ chức sản xuất có hiệu quả các sản phẩm chủ lực Hội Nông dân huyện đã tham gia các đoàn đi học tập kinh nghiệm ở tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình,.. Đồng thời triển khai lựa chọn tổ chức một số mô hình làm điểm, từ đó rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.

Để triển khai hiệu quả các sản phẩm chủ lực, huyện Chiêm Hoá đã đưa ra những giải pháp hỗ trợ như tư vấn, hướng dẫn thành lập các Tổ hợp táctổ chức sản xuất; hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất. Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời chỉ đạo các cơ sở Hội tăng cường tuyên truyền các cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hóa, hợp tác xã, kinh tế trang trại, hộ gia đình đến toàn thể hội viên, nông dân. Đến năm 2020 mỗi xã, thị trấn có ít nhất 01 sản phẩm chủ lực tổ chức phát triển sản xuất theo quy mô hàng hóa, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất nông nghiệp an toàn; thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với tổ hợp tác và các hộ gia đình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Chiêm Hóa có khá nhiều sản phẩm nông nghiệp được nhiều người biết đến như: Mắm cá Cổ Linh, Lạc Chiêm Hoá,…, tuy nhiên, những sản phẩm đó vẫn chưa thực sự phát huy tiềm năng, thế mạnh, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh mang tầm quốc gia. Thu nhập và đời sống người dân trong sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp còn thấp, sản xuất nhỏ, lẻ; năng suất lao động, giá trị còn thấp, các sản phẩm chủ yếu là “xuất thô”, chưa được chế biến sâu, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại địa phương, số doanh nghiệp và HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn ít.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, mỗi xã xây dựng được 01 sản phẩm chủ lực; xây dựng 01 sản phẩm chủ lực có quy mô cấp huyện là Lạc Chiêm Hóa.Đồng thời, để giúp các hội viên nông dân thực hiện phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả, Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp trong huyện đã bám sát chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện và từng địa bàn cơ sở, phối hợp với các ngành liên quan thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra.

Trong thời gian tới, Hội Nông dân các cấp trong huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tốt công tác liên kết "4 nhà" để giúp nông dân phát triển kinh tế, mà quan trọng hơn là phải đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại, hộ nông dân trong quá trình liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất gắn với sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương. Phối hợp với chính quyền, các ngành liên quan tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho hội viên, nông dân. Tiếp tục nhận ủy thác với các ngân hàng, xây dựng và mở rộng quy mô Quỹ hỗ trợ nông dân do Hội quản lý để các hội viên nông dân vay phát triển sản xuất; xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả làm điểm, để hội viên nông dân học tập, làm theo.

Đưa việc sản xuất các sản phẩm chủ lực vào Chương trình hành động để chỉ đạo thực hiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện thường xuyên, lâu dài. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm (đối với sản phẩm chưa được công nhận); xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm;…
lan-241

Mô hình nuôi trâu vỗ béo của hội viên nông dân huyện Chiêm Hóa

hỗ trợ giúp nông dân tiếp cận các cơ chế, chính sách
về nông nghiệp, nông thôn như: chính sách về khuyến khích sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng - vật nuôi, phát triển trang trại, hợp tác xã; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp hàng hóa; liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, hộ gia đình trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; xây dựng vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn; các chính sách ưu đãi theo quy định, thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp lựa chọn các sản phẩm chủ lực có lợi thế của địa phương để phát triển các sản phẩm đó thành các sản phẩm có năng suất, chất lượng tốt nhất đảm bảo theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường./.

 

                                 Phạm Thị Lan

                                  Trưởng Ban Tuyên giáo HND tỉnh Tuyên Quang