00:00 Số lượt truy cập: 2986210

Hội Nông dân Nghệ An: Hỗ trợ phát triển nông nghiệp tuần hoàn 

Được đăng : 07/04/2023
Xác định sản xuất xanh, sạch, gắn với bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu quan trọng trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thời gian qua, Nghệ An đã triển khai nhiều mô hình nông nghiệp tuần hoàn, sản xuất dựa vào tự nhiên; qua đó, giảm chi phí “đầu vào”. tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe cho con người, tăng thu nhập cho người sản xuất hướng đến một nền nông nghiệp bền vững.

 

 

ruoilinhden1 
Sâu xanxi là nguồn thức ăn bổ sung nguồn dinh dưỡng, nhất là can-xi rất tốt cho sự phát triển của vật nuôi 

Kinh tế nông nghiệp tuần hoàn khác với kinh tế nông nghiệp tuyến tính hay một chiều chỉ quan tâm khai thác tài nguyên và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất theo tuyến tích hướng đến một mục tiêu cốt lõi, sau đó lượng phế thải thải ra ngoài môi trường lớn, gây mất cân bằng cho hệ sinh thái.  Các phế phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu đem đổ gốc trực tiếp để tự phân hủy, bán, đốt, đã gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường cũng như cây trồng như: ô nhiễm, tồn dư và lây lan nhiều loại sâu bệnh, các vi sinh vật gây hại… Nông nghiệp tuần hoàn là một chu trình sản xuất nông nghiệp khép kín, chất thải hay phế phụ phẩm nông nghiệp của quá trình này là khởi đầu của quá trình khác thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học và đã được nhiều người dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Hiện nay, với sự leo thang của giá cả vật tư nông nghiệp cũng như sự biến đổi bất thường của khí hậu, muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì việc sản xuất nông nghiệp tuần hoàn là một tất yếu.

Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đã trở thành một lựa chọn và là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Nghệ An trong thời gian tới.  Chính vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành đang nỗ lực không ngừng để ngành nông nghiệp tỉnh phát triển bền vững, mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.

 Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh luôn quan tâm, tích cực tham gia cùng với chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, vận động xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế toàn hoàn đến hội viên nông dân. Một trong những mô hình nông nghiệp tuần hoàn đang được Hội Nông dân tỉnh tiển khai hiệu quả là mô hình nuôi sâu can-xi (ấu trùng lính ruồi đen) để sản xuất nông nghiệp xanh tại huyện Đô Lương. Mô hình mang lại hiệu quả kép vì không chỉ tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp, mà còn bổ sung nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng cho vật nuôi là giải pháp giúp xử lý phân chuồng hiệu quả, chống ô nhiễm môi trường.

Sau khi được Hội Nông dân tỉnh tập huấn, Hội Nông dân xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh ứng dụng công nghệ sinh học. Chủ tịch Hội Nông dân xã Thịnh Sơn Lê Văn Dũng là người xung phong thực hiện đầu tiên bằng việc bắt tay vào nuôi sâu can-xi và ủ rơm tại ruộng bằng men vi sinh. Thức ăn của sâu chính là. Vì vậy, nuôi sâu can-xi không chỉ bổ sung nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng cho vật nuôi mà còn là giải pháp giúp xử lý phân chuồng hiệu quả, chống ô nhiễm môi trường.

Tận dung chất thải của động vật, các phế phẩm rau xanh, nhất là phân lợn, anh Dũng nuôi ấu trùng ruồi lính đen. Từ nguồn con giống ấu trùng của Hội Nông dân tỉnh cấp, sau gần 2 tuần nuôi, ấu trùng đã sinh trưởng nhân đàn lên gấp nhiều lần “1 kg sâu can-xi sinh trưởng trong khoảng 2 tuần tiêu thụ hết khoảng 6 kg chất thải động vật. Mỗi con lợn trong quá trình phát triển đến khi xuất bán thải ra khoảng 250 - 300 kg phân.” – anh Dũng cho biết.  Sau 7 ngày nuôi là thu hoạch được, mỗi ngày anh thu hoạch ấu trùng ruồi lính đen trên 10 kg ấu trùng. Sâu can-xi ở giai đoạn sâu trưởng thành hoặc lột xác để trở thành ruồi lính đen thì vỏ kén của sâu để lại chứa rất nhiều can-xi. Sản phẩm sâu trưởng thành có thể cho gia cầm ăn trực tiếp, hoặc vỏ kén sâu có thể dùng cho gia súc, gia cầm ăn bổ sung nguồn dinh dưỡng, nhất là can-xi rất tốt cho sự phát triển của vật nuôi - Vì vậy, áp dụng nuôi sâu can-xi để phân hủy lượng chất thải của vật nuôi vừa là giải pháp hữu hiệu giúp xử lý triệt để môi trường, vừa tạo nguồn thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, giảm thiểu chi phí sản xuất.

Ông Nguyễn Công An - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đô Lương cho biết, thời gian tới Huyện hội sẽ triển khai nhân rộng mô hình nuôi sâu can-xi và ủ rơm tại ruộng trên địa bàn toàn huyện.

Lan Phương