00:00 Số lượt truy cập: 3041627

Hội Nông dân Phú Thọ: Triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 

Được đăng : 01/12/2022
Năm 2021, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ chọn 05 tiêu chí để tập trung chỉ đạo gồm: Tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị xã hội; Tiêu chí phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người nông dân; Tiêu chí xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; Tiêu chí văn hóa - xã hội và môi trường; Tiêu chí đảm bảo an ninh - quốc phòng.

phu-tho

Mô hình trồng chè ở xã Ngọc Lập (huyện Yên Lập) mang lại thu nhập ổn định cho nông dân

 Năm 2021, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ chọn 05 tiêu chí để tập trung chỉ đạo gồm: Tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị xã hội; Tiêu chí phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người nông dân; Tiêu chí xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; Tiêu chí văn hóa - xã hội và môi trường; Tiêu chí đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Về tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị xã hội, các cấp Hội đã tăng cường côngtác tuyên truyền, vận động, đổi mới phương thức tập hợp hội viên, mở rộng các đốitượng kết nạp hội viên, như học sinh, sinh viên, nhà khoa học, công nhân. Trongnăm, đã kết nạp 2.510 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh 198.769 hội viên, đạt92,17% so với hộ nông dân. Hội Nông dân tỉnh thành lập mới được 08 chi hội, trong đó 07 chi hội nông dân nghề nghiệp, 01 chi hội khoa học là giảng viên, sinh viên khoa Nông-Lâm-Ngư, Trường Đại học Hùng Vương; 68 tổ hội nghề nghiệp, toàn tỉnh hiện có 55 chi hội nghề nghiệp, 209 tổ hội nghề nghiệp.

Về tiêu chí phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người nông dân, Hội Nông dân các cấp tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của địa phương, tổ chức vận động hội viên, nông dân tích cực dồn đổi ruộng đất, đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tổ chức xây dựng các điểm trình diễn cánh đồng mẫu lớn, hướng dẫn liên kết xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã, các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp để hỗ trợ nhau trong sản xuất, tham gia giới thiệu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Năm 2021, đã có 127.911 hộ nông dân đăng ký đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp, qua bình xét số hộ đạt SXKD giỏi các cấp là 78.062 hộ. Hội Nông dân các huyện, thành, thị phối hợp tổ chức 82 lớp nghề cho 2.849 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động có việc làm và thu nhập ổn định sau đào tạo đạt trên 80%. Tổ chức 1.123 lớp tập huấn chuyển giaoứng dụng tiến bộ KHKT về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho 73.041 lượt cán bộ, hội viên, nông dân. Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tham gia sàn giao dịch điện tử; xúc tiến tiêu thụ trên 75 tấn nông sản, với trị giá 1.405 triệu đồng. Trực tiếpvận động, hướng dẫn thành lập được 14 Hợp tác xã, với 195 thành viên thamgia; phối hợp với các ngành vận động, hướng dẫn thành lập 07 HTX; trực tiếpvà phối hợp chỉ đạo, vận động thành lập 88 THT với 792 thành viên tham gia.

Về tiêu chí xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, năm 2021 các cấp Hội đã vận động nông dân hiến trên 320 ngàn m2 đất, 24 ngàn ngày công; tham gia làm mới, sửa chữa 870 km đường giao thông nông thôn, 280 km kênh mương, 267 cầu, cống, 51 công trình điện;đóng góp trên 17 tỷ đồng. Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Cục Tự vệ - Bộ Quốc phòng, Điện lực Phú Thọtổ chức xây dựng 2 km “Tuyến đường nông dân kiểu mẫu”, hàng cây “Quân dân” tại Huyện Yên Lập và Cẩm Khê.

Về tiêu chí văn hóa - xã hội và môi trường, Hội đã tuyên truyền, vận động trên 180.000 hộ nông dân đăng ký đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, số hộ đạt 173.048 hộ; tổ chức 1.250 buổi tuyên truyền, tập huấn, với trên 80 ngàn lượt cán bộ, hội viên, nông dân về kiến thức và kỹ năng truyền thông về bảo vệ môi trường; các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; công tác dân số, gia đình và trẻ em, phòng chống tác hại thuốc lá, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

Hội đã xây dựng mô hình “Thu gom, phân loại, xử lý rác thải và chất thải từ giết mổ gia súc, gia cầm của các hộ dân nằm xen kẽ trong khu dân cư nông thôn”tại xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy; mô hình “Chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững năm 2021tại xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê; khảo sát địa bàn, chuẩn bị triển khai Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2021-2024.

Hội xây dựng mới và duy trì có hiệu quả hoạt động của 229 mô hình hội nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn tiêu biểu như: Mô hình “Xử lý nước thải bảo vệ môi trường làng nghề”, “Xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại”, “Thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt và thu gom, xử lý vỏ thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp”; “Sạch từ nhà ra ngõ”, “Sạch làng, tốt ruộng, đẹp quê hương”, “Tiếng kẻng vệ sinh môi trường”, “Ánh sáng quê tôi”... Các cấp Hội đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các địa phương tham gia trồng được trên 10 triệu cây xanh phân tán, cây bóng mát.

Về tiêu chí đảm bảo an ninh - quốc phòng, các cấp Hội vận động hội viên, nông dân đăng ký cam kết gia đình không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; tổ chức 80 lớp tập huấn về phòng chống tội phạm, với trên 7.100 lượt hội viên nông dân tham gia; xây dựng mới 38 mô hình tự quản về ANTT, nâng tổng số 361 mô hình; tổ chức cho trên 162.000 hội viên ký cam kết không mắc tệ nạn xã hội tích cực cung cấp các thông tin liên quan đến an ninh, tội phạm cho các cơ quan chức năng xử lý… góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn.

Bắc Hà