Cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu ở Yên Ninh, Yên Định
Hội đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, hiến đất, đóng góp ngày công, tiền của mở rộng đường giao thông, xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội, chỉnh trang đô thị. Chỉ tính riêng trong năm 2021, các cấp Hội cơ sở đã vận động hội viên, nông dân đóng góp 433.308,5 triệu đồng, 187.578 ngày công; hiến 108.603 m2 đất; tu sửa và làm mới 936,8 km đường giao thông nông thôn, kênh mương và 270 chiếc cầu, cống các loại.
Hội tuyên truyền và vận động 100% hội viên, nông dân thực hiện Nghị quyết của Trung ương Hội về bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Hàng năm, mỗi cơ sở Hội xây dựng 01 đến 02 mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và vệ sinh an toàn thực phẩm, tham gia thực hiện các tiêu chí về an toàn thực phẩm, xây dựng cửa hàng thực phẩm sạch và nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường.
Đến nay, các các cấp Hội đã xây dựng được 2.538 mô hình về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và 269 tổ tự quản về bảo vệ môi trường; triển khai dự án về thu gom, phân loại xử lý chất thải trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng dân cư và dự án thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại nguồn thành phân bón hữu cơ ở xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân; xã Cán Khê, huyện Như Thanh; xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc; thành lập các tổ tự quản về bảo vệ môi trường trên các dòng kênh, mương ở thành phố Thanh Hóa...
Các cấp Hội trong tỉnh đã phối hợp xây dựng được 189 cửa hàng; trực tiếp hướng dẫn, xây dựng 49 cửa hàng thực phẩm sạch; tư vấn, hỗ trợ các HTX , hộ nông dân thực hiện cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và VietGAP như: Dê của Hợp tác xã chăn nuôi dê Cao Ngọc, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc; bưởi ruột vàng của hộ ông Hoàng Công Hướng, xã Hà Long, huyện Hà Trung; khoai môn chỉ tím của HTX dịch vụ NN Đông Sơn 26, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn và HTX dịch vụ NN xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn; gà siêu trứng của HTX chăn nuôi gà siêu trứng Phương Hải, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân...
Từ năm 2012 đến nay, được sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước mỗi năm 300 triệu đồng, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 140 lớp tập huấn kiến thức về môi trường; xây dựng 20 mô hình "Thu gom, phân loại, xử lý rác thải trong sinh hoạt và cộng đồng dân cư"; xây dựng 03 mô hình điểm “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng dân cư, ủ rác thải hữu cơ thành phân bón ở hộ gia đình”.
Riêng trong năm 2021, Hội Nông dân tỉnh thành lập10 tổ tự quản Bảo vệ môi trường trên các dòng kênh, mương tại các huyện Như Thanh, Thiệu Hóa, thị xã Nghi Sơn, Nông Cống, Yên Định, Đông Sơn, Hậu Lộc, Thường Xuân, thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn; xây dựng 02 mô hình "Thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón” (tại xã Cán Khê, huyện Như Thanh và xã Đông Vinh, Thành phố Thanh Hóa) với 100 hộ tham gia, hỗ trợ 200 thùng đựng rác thải và 20 bể ủ rác hữu cơ, chế phẩm sinh học ủ phân hữu cơ cho mỗi huyện.
Trong ba năm qua, Hội phối hợp với các Ban, Trung tâm của Trung ương Hội, Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản mở 33 lớp tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác bảo vệ môi trường cho 4.950 cán bộ, hội viên, nông dân; 03 cuộc đối thoại chính sách về an toàn thực phẩm, về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho 600 cán bộ, hội viên, nông dân.
Hội tiếp nhận và tổ chức thực hiện dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” và dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm lượng khí thải của cộng đồng quốc tế” tại tỉnh Thanh Hóa do Trung ương HND Việt Nam kêu gọi Quỹ BRACE (Hồng Kông) tài trợ, tổng trị giá đầu tư gần 2,5 tỉ đồng.
Thông qua các chương trình phối hợp với sở, ban, ngành, các doanh nghiệp, các trường trong và ngoài tỉnh để đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống. Cùng với việc chuyển giao các tiến bộ KHKT, dạy nghề cho nông dân. Các cấp Hội đã tín chấp và ủy thác với các Ngân hàng cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập và đời sống.
Với các hoạt động trên của các cấp Hội đã góp phần vào kết quả chung của tỉnh về xây dựng NTM xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đến nay, toàn tỉnh có 11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (đạt 40,7%); có 341/465 xã (đạt 73,3%), 809 thôn bản miền núi đạt chuẩn NTM (đạt 40%); trong đó, có 48 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 5 xã, 145 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bình quân toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí/xã, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt.
Bắc Hà
Cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu ở Yên Ninh, Yên Định