00:00 Số lượt truy cập: 2987815

Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ cho nông dân 

Được đăng : 24/04/2020

Trong 5 năm (2016 – 2020) Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ tổ chức 73 lớp tập huấn cho hơn 3.600  cán bộ , hội viên nông dân, nội dung các lớp tập huấn chủ yếu về kỹ thuật sản xuất một số loại nấm, xử lý phế thải trồng nấm thành phân hữu cơ vi sinh, các kỹ thuật trồng và sản xuất hoa, kỹ thuật trồng cây dược liệu, kỹ thuật trồng rau thủy canh, kỹ thuật trồng rau an toàn, kỹ thuật sử dụng một số chế phẩm vi sinh, kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, các kỹ thuật mới trong công nghệ nuôi trồng nấm và sản xuất hoa thương phẩm có giá trị kinh tế cao và khai thác thông tin KH&CN trên Internet.  Tích cực triển khai xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân 32 dự án với tổng kinh phí 35.375.231.000 đồng (Ba mươi lăm tỉ ba trăm bảy mươi lăm triệu hai trăm ba mươi mốt ngìn đồng). Các nghiên cứu KH&CN phục vụ nông nghiệp và nông thôn chủ yếu tập trung theo hướng phục vụ nông nghiệp đô thị, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới từ năm 2012 đến năm 2020. Kết quả của các nhiệm vụ trong nhóm này thường là các mô hình ứng dụng cụ thể trong thực tiễn sản xuất, tiêu biểu như mô hình chăn nuôi dê thâm canh, chăn nuôi thỏ New Zealand; Các mô hình sản xuất giống và trồng các loại hoa như hoa cát tường, hoa ly, các loại hoa lan, hoa chậu, hoa thảm…; Các mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu… làm cơ sở để triển khai các chương trình ứng dụng chuyển giao công nghệ cho nông dân. Đặc biệt, các dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đã hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho các đơn vị nghiên cứu như Trung tâm Công nghệ sinh học của thành phố, đồng thời hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn các quy trình công nghệ mới cho cán bộ và hội viên trên địa bàn thành phố. Từ năm 2016 đến 2020 Hội Nông dân thành phố đã đăng ký thực hiện 3 đề tài ứng dụng khoa học công nghệ cấp cơ sở như:

+ Đề tài: “ Ứng dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi heo tại TP Đà Nẵng. -Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2016). Kinh phí thực hiện: 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng), từ nguồn ngân sách Sự nghiệp Khoa học năm 2014 của Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng. Mục đích: Áp dụng tiến bộ chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh thái kết hợp thực hiện tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi nhằm từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Xây dựng 6 mô hình chăn nuôi heo khu vực chăn nuôi phân tán trên địa bàn 2 xã Hòa Khương và Hòa Phong huyện Hòa Vang. Hoàn chỉnh quy trình chăn nuôi heo nái, heo thịt bằng đệm lót sinh thái. Đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội Giải quyết môi trường trong chăn nuôi tại các hộ được xây dựng mô hình, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Làm thay đổi tập quán chăn nuôi truyền thống, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi tại từng hộ, góp phần bỏa vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới trên dịa bàn huyện Hòa Vang thành phố Đà nẵng.

+ Đề tài “Trồng chuối tiêu địa phương thích ứng với điều kiện khí hậu trên địa bàn huyện hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”.  Thời gian thực hiện: 13 tháng, từ tháng 8/2017  đến tháng 9/2018, kinh phí thực hiện:  99.752.000đ (Chín mươi chín triệu bảy trăm năm mươi hai ngàn hai trăm đồng), từ nguồn ngân sách Sự nghiệp Khoa học năm 2018. Với mục tiêu: Xây dựng mô hình trồng chuối tiêu địa phương thích ứng với điều kiện khí hậu đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trên địa bàn thôn Diêu Phong xã Hòa Nhơn, góp phần tăng độ che phủ đất trên diện tích đồi gò, chống xói mòn; Áp dụng các công thức bón phân khác nhau để đưa ra công thức tối ưu đem lại hiệu quả kinh tế; Hoàn chỉnh quy trình trồng và chăm sóc cây chuối tiêu địa phương thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu để tuyên truyền, giới thiệu đến nông dân trên địa bàn huyện áp dụng phát triển mô hình. Đề tài đã chọn 08 hộ xây dựng 04 mô hình, trong đó chọn 01 mô hình áp dụng công thức bón phân hạn chế; 01 mô hình áp dụng công thức bón phân trung bình; 02 mô hình áp dụng công thức bón phân tăng cường nhằm so sánh sinh trưởng phát triển và đánh giá hiệu quả kinh tế. Tổ chức tập huấn về Kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối tiêu  cho 100 hội viên nông dân. Hỗ trợ cây giống phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ xây dựng mô hình trên diện tích 5.000m2, 1.000 cây, 2.200 kg phân hữu cơ vi sinh 5 kg thuốc Basudine. Đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhóm hộ thực hiện đề tài.

+ Đề tài  Nuôi heo đen sinh sản trên địa bàn huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng”. thời gian thực hiện 12 tháng từ tháng 3/2019 đến tháng 3 năm 2020. Tổng kinh phí: 219.998.000 đồng. Trong đó: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN thành phố là 97.384.000đồng; Nguồn khác: 122.614.000  đồng. Đã xây dựng 10 mô hình tịa 10 hộ hỗ trợ 50 heo giống, thức ăn và thuốc thú y.

Cùng với việc đẩy mạnh tập huấn, xây dựng mô hình và nghiên cứu, triển khai các đề tài ứng dụng khoa học chuyển giao cho nông dân; Trong những năm qua, hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ cho bà con nông dân  được thường xuyên duy trì và ngày càng đổi mới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Trong giai đoạn 2016-2020, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Hội Nông dân thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động sau: Phát hành được 48 số chuyên đề nông nghiệp (9.600 quyển) với nội dung giới thiệu về những ứng dụng KH&CNvào thực tiễn sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Tất cả số tài liệu này được phân phát đến với người nông dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thông qua Hội Nông dân, các điểm thông tin tại các xã, phường. Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu phục vụ nông nghiệp (2 cơ sở dữ liệu: Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; Nông nghiệp Đô thị): Đến tháng 9 năm 2015, cập nhật được 339 dữ liệu, nâng tổng số dữ liệu lên 975. Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng thực hiện 50 phóng sự với nội dung phổ biến các kiến thức, tình hình phát triển KH&CN đến với người dân. Chương trình đã được được phát sóng đến nhiều địa phương trong cả nước.Thực hiện việc phổ biến thông tin về hoạt động KH&CN trên Trang Thông tin điện tử của Sở và các website của các đơn vị trực thuộc. Hoàn thành việc xây dựng Cơ sở dữ liệu Công nghệ và Thiết bị cung cấp thông tin phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân gồm: dữ liệu về các lĩnh vực trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, chế biến và đăng tải các đoạn phim về kỹ thuật trồng trọt và chế biến; dữ liệu về mô hình - chính sách và kỹ thuật - công nghệ phát triển nông nghiệp đô thị; dữ liệu về các lĩnh vực khai khoáng và xây dựng, nước giải khát, chế biến thực phẩm. Phối hợp với Báo Đà Nẵng thực hiện chuyên mục KH&CN với 09 bài viết có nội dung về các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Trong giai đoạn 2016-2020, Hội Nông dân thành phố với Sở KH&CN đã phối hợp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất, chế biến nông - lâm, thủy sản, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nấm, hoa, rau các loại, đã tranh thủ được sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để tiếp nhận làm chủ các công nghệ mới, chuyển giao, hướng dẫn cho nông dân và tạo ra sản phẩm mới phục vụ nền nông nghiệp đô thị, góp phần cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp đô thị. Hoạt động tăng cường cung cấp thông tin về KH&CN cho nông dân được thực hiện hiệu quả dưới nhiều hình thức như: củng cố và nâng cao hiệu quả những điểm thông tin hiện có để giúp nông dân truy cập, tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ cho nông dân, xuất bản và chuyển giao ấn phẩn thông tin KH&CN đến tận tay nông dân.Việc xây dựng thành công các mô hình ứng dụng và các lớp tập huấn góp phần thiết thực vào hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng các thành tựu tiến bộ KH&CN vào cuộc sống, giúp nông dân nắm bắt và làm chủ được những kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến, ứng dụng vào hoạt động sản xuất.Các hoạt động trong Chương trình phối hợp hoạt động giữa Sở Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân thành phố đã góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới của thành phố.

T.V