Được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền về đẩy mạnh công tác khoa học công nghệ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Nông dân tỉnh với Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh, Trung tâm ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong công tác tập huấn, xây dựng mô hình và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cho nông dân.
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức quán triệt nội dung Kết luận số 209-KL/HNDTW, ngày 04/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Hội về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HNDTW ngày 25/7/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa IV) về đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm qua, các cấp Hội đã tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ, khoa học - kỹ thuật; tuyên truyền, phổ biến các đề tài, dự án, mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa và phát huy lợi thế sản phẩm ở địa phương. Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa”; mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa; tham gia xây dựng cánh đồng mẫu; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp lợi thế từng địa phương; nâng cao chất lượng sản phẩm… Kết quả tuyên truyền được 2.984 buổi có 119.360 người dự. Thông qua phát hành bản tin “Nông dân Phú Yên”, website của Hội Nông dân tỉnh, tạp chí khoa học và công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ, sinh hoạt chi tổ Hội, sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông…đưa thông tin khoa học - công nghệ đến đông đảo hội viên, nông dân.
Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho nhau về thị trường, các mô hình kinh tế nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, các kinh nghiệm quản lý, gương người tốt, việc tốt về nông nghiệp để phát triển nhân rộng. Phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin, thực hiện một số phóng sự và phát sóng các mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, phát triển các làng nghề truyền thống… giúp cho nông dân tham khảo và lựa chọn mô hình phù hợp để ứng dụng vào sản xuất
Các cấp Hội đã phối hợp với Trung tâm ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ Phú Yên tổ chức 20 lớp đào tạo, tập huấn với 1.029 người tham gia về kỹ thuật trồng nấm ăn và nấm dược liệu; kỹ thuật trồng hoa Lily và hoa cúc; kỹ thuật trồng cây chuối cấy mô; kỹ thuật trồng và nhân giống keo lai cho nông dân các huyện thị và thành phố trong tỉnh. Tập huấn trên 200 lượt người cho các hộ khai thác, kinh doanh, công tác quản lý cho cán bộ đối với sản phẩm sò huyết đầm Ô Loan về sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý; tập huấn kỹ thuật cho 100 nông dân thị xã Sông Cầu, đào tạo 10 kỹ thuật viên cơ sở về kỹ thuật trồng và 10 kỹ thuật viên về chế biến rong nho. Xây dựng 4 ha mô hình trình diễn áp dụng qui trình kỹ thuật thâm canh chuối mốc cấy mô tại huyện Sơn Hoà và Sông Hinh; tổ chức 02 lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng và 02 hội nghị đầu bờ báo cáo kết quả xây dựng mô hình và giới thiệu mô hình trồng chuối nuôi cấy mô. Xây dựng mô hình trồng dưa lưới quy mô 3.000 cây/3 vụ trồng để bà con nông dân tìm hiểu và học tập.
Hội Nông dân tỉnh Phối hợp với Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho hội viên, nông dân phục vụ hoạt động ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ tại các vùng nông thôn; kết quả được 35 lớp, có 3.250 người dự.Tập trung nghiên cứu mô hình nông lâm kết hợp theo quy mô trang trại trên vùng gò - đồi và vùng cát; nghiên cứu chọn lọc giống lúa thâm canh và xây dựng quy trình trồng lúa năng suất cao, chất lượng cao gắn thị trường tiêu thụ lúa gạo ở địa phương;khảo nghiệm và ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, đưa vào đại trà để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế. Đặc biệt tập trung vào cây trồng, vật nuôi chủ lực, mũi nhọn của tỉnh như lúa, sắn, mía, hồ tiêu, rừng trồng nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản.
Ứng dụng khoa hoc và công nghệ nhằm bảo tồn và phát triển các vật nuôi phù hợp cho vùng nông thôn, miền núi (bảo tồn và phát triển các giống bản địa và hoang dã). Nghiên cứu hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thông qua việc nghiên cứu về thị trường nông sản, giải quyết được đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất một số loại giống thủy sản có giá trị, phục vụ nhu cầu của tỉnh và các tỉnh lân cận. Ứng dụng các giải pháp phòng chống dịch bệnh có hiệu quả trên cây lương thực, cây công nghiệp, rau màu, cây ăn quả và hoa giúp nông dân hạn chế được dịch bệnh, nâng cao năng suất và thu nhập. Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm phòng chống bệnh cây trồng do nấm gây bệnh trên một số loại cây trồng ở Phú Yên. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Ứng dụng mô hình chăn nuôi quy mô công nghiệp, hạn chế tối đa dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thịt. Nghiên cứu ứng dụng KHCN trong khai thác, chế biến, bảo quản thủy sản, đảm bảo hiệu quả, chất lượng trong chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Áp dụng công nghệ mới trong công tác bảo vệ thực vật. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen trong cây trồng để có những giống cây trồng có sản lượng cao, thích nghi được với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và đặc điểm sinh thái của tỉnh.
Thời gian qua, các tổ chức khoa học và công nghệ trong tỉnh đầu tư nghiên cứu triển khai các dự án khoa học và công nghệ và đạt được những kết quả tích cực góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể rượu Quán Đế", muối Tuyết Diêm, sản phẩm tôm hùm bông (P. Ornatus), cá Ngừ đại dương, nước mắm Phú Yên, sò huyết Ô Loan. Chuyển giao công nghệ xây dựng mô hình nông nghiệp 4.0 trong sản xuất một số loài hoa lan (hồ điệp, đai châu) và hoa hồng môn; nhân rộng mô hình trồng hoa Lily; mô hình trồng hoa Cúc; hỗ trợ quản lý và phát triển nhãn hiệu dứa Đồng Dinh, bò một nắng, tiêu Sơn Thành,…nghiên cứu xây dựng các mô hình nuôi trồng đối với một số sản phẩm mới, đối tượng mới như: Rong nho, cà gai leo, nấm bào ngư, nhân sâm Phú Yên,xáo Tam phân, hàu Thái Bình Dương, cá chình bông trong ao đất, lươn đồng, gạo lúa đỏ…; các sản phẩm nói trên đã từng bước hình thành các làng nghề và sản phẩm mang nét đặc trưng của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Tiến Trình