00:00 Số lượt truy cập: 2986225

Hội viên nông dân với 2 sáng chế 

Được đăng : 10/05/2022
“Xuất thân từ nghề thợ mộc, cơ duyên đến với sáng tạo cơ khí cũng do điều kiện, đặc thù công việc. Một chiếc máy xẻ gỗ cải tiến cho năng xuất cao hơn từ 8 – 10 lần so với trước đây quả là một điều không chỉ bản thân anh mong muốn, mà còn là niềm mơ ước với nhiều cơ sở sản xuất gỗ khác. Người làm việc đó không ai khác là anh Trương Văn Thủy ở thôn Còi Mò, xã Tân Tiến, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”

thuy

Anh Trương Văn Thủy và chiếc máy xẻ gỗ do anh cải tiến.

Năm 1997, chàng trai người Sán Dìu rời quê hương Thái Nguyên đi làm ăn và lập gia đình với cô thôn nữ tỉnh bạn Bắc Kạn. Cuộc sống vốn đã khó khăn như nhiều gia đình nông dân khác ở tỉnh vùng rừng núi khó khăn và xa xôi này. Mồ hôi tưới xuống ruộng lúa, nương ngô cũng chỉ đủ ăn dù không còn là đói. Các cụ có câu “làm thầy thì nuôi vợ, làm thợ thì nuôi miệng”, thôi thì làm thầy không đến lượt, anh quyết định làm thợ cũng chỉ để mong có một cuộc sống đủ ăn, đủ mặc. Và nghề thợ mộc cũng là cái nghề mà anh lựa chọn để sinh nhai. Từ ban đầu đóng cái chạn bát, cái khung của cho gia đình, cho người thân,  dần dần học hỏi, rèn luyện tay nghề anh đã đầu tư máy móc, mở một xưởng mộc để phục vụ người dân địa phương. Công việc đều, thu nhập ổn định khiến cuộc sống gia đình dần cải thiện, có bát ăn bát để, con cái anh cũng được đầu tư học hành đên nơi đến chốn.

Trong quá trình làm việc, sử dụng nhiều loại máy: máy cưa, máy cắt, máy bào, máy đục .v.v, anh luôn luôn trăn trở làm sao đó tận dụng được hết công năng của máy, làm sao giảm chi phí thời gian công sứa cho từng công đoạn thì hiệu quả công việc mới tăng cao. Hơn nữa, thị trường có rất nhiều dòng máy công cụ rát tốt, tiết kiệm chi phí đầu vào nhưng giá thành thì thường  cao, tiền nào của nấy, mà nếu đầu tư thì cũng chưa có điều kiện. Năm 2017, nghiên cứu cơ chế haotj động của chiếc máy xẻ gỗ hiện tại, anh thấy nếu cải tiến một chút thì có thể cho năng suất, cũng như chất lương sản phẩm tốt hơn. Nghĩ là làm, tự mày mò tháo rồi lại lắp, lắp vào rồi lài tháo ra, thử nghiệm các kiểu với suốt trong thời gian 3 tháng cuối cùng a cũng có được sản phẩm ưng ý. Chiếc máy xẻ gỗ CD đứng chỉ để xẻ ván từ gỗ cây nay trở thành chiếc máy đã năng với độ chính xác và năng suất cao:  có thể dọc bào cánh cửa, ghép ván, cắt độ chéo, độ dài tùy ý… So với các máy xẻ gỗ đã có trên thị trường thì tính năng mới, tính sáng tạo của sáng kiến đã giúp thanh gỗ vừa được xẻ, vừa được bào thẳm cùng một lúc nên đã giảm chi phí thời gian, công lao động. Thanh gỗ được bào đạt được độ bằng phẳng gần như tuyệt đối nên khi ghép các thanh gỗ để thành hàng hóa các mạch ghép gần như khép kín nâng cao chất lượng, và thẩm mỹ sản phẩm hàng hóa.

Điều đáng nói là hiện nay, việc tạo ra một sản phẩm gỗ thương phẩm không còn đơn thuần là việc cắt xẻ từ các mảnh gỗ lớn rồi mới chế tác thành sản phẩm. Việc dần cạn kiệt nguồn gỗ nguyên liệu khiến cho công việc ghép các mảnh gổ lớn từ những mảnh gỗ nhỏ rồi sau đó mới chế tác sản phẩm đòi hởi các nhà chế biến, các xưởng gỗ phải tính toán từ máy móc đến nhân công. Chiếc máy xẻ, cắt, bào gỗ do anh Thủy cất công mày mò cải tiến đã đáp ứng được yêu cầu này. Anh cho biết, nếu như với máy xẻ gỗ đơn thuần trước kia thì 2 thợ lành nghề chỉ làm được 40 sản phẩm /ngày thì nay công suất đã tăng lên 8-10 lần(khoảng 300 sản phẩm/ngày). Đặc biệt hơn nữa là sản phẩm sau cải tiến vận hành cũng rất đơn giản và cho độ chính xác, thẩm mỹ cao. Hiện tại xưởng của anh cũng đã giảm được lao động từ 16 xuống còn 4 người, ngày cônglao động cũng tăng lên, thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng/lao động.

Nhiều bà con, nhiều cơ sở sản xuất gỗ địa phương và tỉnh bạn đẫ tìm đến anh để học hỏi, áp dụng. Sẵn sàng chia sẻ với mọi người, ai cần đặt hàng anh để cải tiến thì anh làm với giá chỉ 4 triệu đồng cho phần cải tiến này, ai cần nghiên cứu để tự làm thì a cũng sẵn sàng hướng dẫn. Với mong muốn tiết kiệm sức lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cho bà con địa phương trong nghề.  Không ngại việc bản quyền có thể bị sao chép, bị ăn trộm, không có ý định đăng ký bản quyền sáng kiến cải tiến kỹ thuật, anh muốn cùng với chính quyền địa phương giúp bà con trong tỉnh tự làm ra máy, phục vụ sản xuất theo mô hình mỗi nơi một sản phẩm. “Tôi muốn xây dựng làng nghề mộc, tỉnh Bắc Kạn vốn đất rộng người thưa, nguyên liệu dồi dào nhưng bà con chủ yếu bán gỗ thô. Bây giờ nếu có máy bà con có thể sản xuất hàng tinh, bán ra thị trường sẽ mang lại giá trị cao hơn” anh Thủy nói.

Với 2 sáng chế là máy bào thẳm dọc và lò hấp gỗ không khói, Trương Văn Thủy đã giành được nhiều giải thưởng sáng tạo từ Trung ương đến địa phương như giải Ba Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông toàn quốc lần thứ VII, năm 2018 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; giải Nhì của cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn năm 2019…

Ông Lưu Văn Quảng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn cho hay: “Hội viên Trương Văn Thủy là một hội viên năng động, thích tìm tòi, nhất là từ thực tế công việc hằng ngày của anh ấy. Năm trước đã có sáng tạo, năm nay lại tiếp tục có sáng tạo và rất tích cực tham gia các cuộc thi sáng tạo của TW cũng như của tỉnh phát động. Việc sáng chế máy bào thẳm dọc và lò hấp sấy rất thực tế, tiện lợi, áp dụng được ở địa phương, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất. Chúng tôi đánh giá cao những sáng chế của hội viên Trương Văn Thủy”.

Ánh Dương