Trong chăn nuôi, hầu hết các bệnh về thiếu dinh dưỡng gây ảnh hưởng rất lớn: lợn chậm lớn, còi cọc, dễ mắc bệnh; đối với lợn sinh sản thì đẻ ít, con sinh ra yếu ớt, hay bị chết, lợn mẹ dễ mắc nhiều loại bệnh sau sinh và trong quá trình nuôi con, có thể khó động dục lại lần sau…..
Áp dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nuôi tôm thương phẩm hiện nay được coi là giải pháp hỗ trợ mang tính tất yếu để ngành nuôi tôm công nghiệp ổn định và phát triển bền vững. Việc lạm dụng hóa chất kháng sinh trong nuôi tôm thâm canh hiện nay đã và đang phá vỡ cân bằng hệ sinh thái và tác động xấu đến môi trường, chất lượng sản phẩm kém và tồn lưu các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng đang tạo nên rào cản trong việc xuất khẩu tôm Việt Nam ra thị trường thế giới. Do đó, nuôi tôm ứng dụng CNSH không sử dụng kháng sinh, hóa chất cần ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình nuôi.
Chim công là loài động vật có nguồn gốc hoang dã, việc nuôi nó không quá khó như mọi người thường nghĩ. Ưu điểm của loài chim là sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao. Thức ăn cho chim cũng đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là thóc, ngô và rau xanh, cỏ chiếm 60%. Lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi. Nuôi Chim Công không chỉ là một nghề mới mang lại giá trị kinh tế cao (vào loại siêu lợi nhuận trong các loài vật nuôi hiện nay của Việt Nam). Bên cạnh đó còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen loài chim, gà quý hiếm nói riêng, động vật hoang dã và động vật quý hiếm nói chung.