00:00 Số lượt truy cập: 2984161

Hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa thơm (dưa lê) 

Được đăng : 08/11/2021

 

1. Đặc điểm câydưa thơm

Dưa lê là một trong những loại quả nhiệt đới, được trồng phổ biến ở châu Á. Dưa lê có tính hàn, mùi thơm dịu, vị ngọt mát, giàu vitamin C chống oxy hóa tế bào, tăng cường hàm lượng collagen trong cơ thể giúp tái tạo tế bào, trẻ hóa làn da. Dưa lê tăng cường cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, giúp chống lại các mầm bệnh, sự tấn công của virut và vi khuẩn có hại. Chỉ cần ăn 1 quả dưa lê cỡ vừa là bạn đã nạp đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

- Rễ: Bộ rễ dưa lê có cấu trúc giống như bộ rễ của dưa hấu nhưng yếu hơn, gồm rễ chính dài 0,6-1,0m và có khoảng 9-12 rễ phụ ăn lan rộng trên mặt đất.

            - Thân:Thân dưa lê thuộc dạng thân thảo, thân trong rỗng xốp, bên ngoài thân có nhiều lông tơ, đốt trên thân mang nhánh, có nhiều mắt, mỗi mắt có một lá, một chồi nách và tua cuốn.

            - Lá: Dưa lê thuộc loài 2 lá mầm, mọc đối xứng nhau qua đỉnh sinh trưởng, hình trứng. Lá thật dạng lá đơn, mọc xen, cuống dài, phiến và cuống lá đều có lông tơ. Lá có hình xoan, dài 6-15cm, dạng lá hơi lõm ở giữa chia 3 đến 7 thùy cạn và màu sắc từ xanh nhạt đến xanh đậm.

- Hoa: Hoa mọc thành chùm và có cuống ngắn, mọc từ nách của thân chính và các nhánh. Hoa có năm cánh màu vàng, hoa cái có bầu noãn nằm ở hạ cuống khi hoa nở hướng lên và quả hướng xuống, hoa cái xuất hiện sau hoa đực khoảng một tuần.

- Quả: Rất đa dạng trong kích cỡ và hình dạng, hình cầu hoặc hình thuôn, khi chín có giống có mùi thơm.

- Hạt: Hạt dẹt, màu đỏ nâu, trắng hoặc màu kem, bằng phẳng, dài 5-15cm

2. Thời vụ trồng

     Dưa lê sinh trưởng, phát triển ở biên độ nhiệt rộng (18- 32ºC), nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25-30ºC. Thời vụ trồng dưa lê đối với các tỉnh miền Bắc nước ta có thể tiến hành từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch; với dưa lê Xuân Hè gieo trồng thích hợp nhất vẫn là sau tiết lập xuân.

3. Làm đất trồng

 Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, chủ động tưới, tiêu; hàm lượng kim loại nặng trong đất không vượt mức tối đa cho phép.

- Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ và lên luống rộng 1,4-1,5 m (cả rãnh luống), cao 25-30cm.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

4.1. Ươm giống:

Trước khi gieo, hạt giống nên được xử lý bằng các phương pháp sau:

- Phương pháp vật lý: Ngâm hạt giống trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong 2-3 giờ đến khi vỏ nhăn lại vớt ra và đem gieo.

- Phương pháp hóa học: trước khi trồng, xử lý khô hạt giống bằng thuốc Roval 50 WP, Viben-C 50 WP hoặc Aliette 80 WP, lượng dùng 10gr/100 gr hạt giống.

Giá thể ươm cây: Dùng xơ dừa xay đã xử lý.

Vật dụng ươm cây nên dùng khay xốp.           

- Phương pháp ươm cây: Giá thể cần được làm ẩm trước khi gieo và cho vào trên khay mỗi lỗ 1 hạt giống và chú ý phải cắm đầu nhọn của hạt xuống, tưới đủ ẩm mỗi ngày. Khi cây con có 2 lá thật thì tiến hành đem trồng bầu.

4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Trồng 1 hàng trên luống. Hàng cách hàng 1,0m, cây cách cây 50cm.

- Nên phủ luống trước khi trồng bằng các vật liệu như rơm rạ khô hoặc màng phủ nông nghiệp.

- Trồng cây:

+ Cây giống được chuẩn bị trước trong vườn ươm có 4-5 lá thật, cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại.

+ Trước khi trồng cần tưới đẫm nước và mặt luống, sau đó để ráo mặt luống tiền hành trồng cây.

+ Dùng que có đầu nhọn hoặc dầm tạo lỗ vừa gốc cây, sau đó trồng cây vào, dùng ngón tay ấn nhẹ xung quanh gốc tạo độ chặt, sau đó tưới đẫm nước cho cây.

- Tưới nước, Bón phân:

+ Lượng nước tưới qua các giai đoạn: giai đoạn cây con 0,6 - 0,8 lít nước/cây/ngày. Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa lượng nước cần tưới 1,0 lít/cây/ngày. Giai đoạn thụ phấn – đậu quả, và quả lớn lượng nước cần tưới 2,0 – 2,5 lít/cây/ngày.

+ Lượng phân cần cung cấp cho cây dưa thơm qua các giai đoạn:

Giai đoạn

Ngày

Loại phân

Lượng sử dụng hàng ngày (kg)

Tổng

(kg)

Cây con

30

NPK 20-20-20

0,1

3

   

Phân bón lá đầu trâu 30 -10-5 TE

10gr/161, phun 7 ngày/lần

28gr

Trước khi cây ra hoa

10

NPK 18-6-18

0,225

2,25

   

Phân bón lá Antonik

10ml/161, phun 5 ngày/lần

20ml

   

Phân bón lá đầu trâu 30-10-5TE

10ml/161, phun 5 ngày/lần

20gr

Thụ phấn đậu quả

10

NPK 18-6-18

0,17

1,7

   

K2O5 50%

1,0 (5 ngày bón 1 lần)

2

Đậu quả - trước thu hoạch

20

NPK 20-20-20

0,09

1,8

   

CaO

0,25 (5 ngày bón 1 lần)

1,0

   

K2O 50%

1,25 (5 ngày bón 1 lần)

5,0

   

Phân bón lá Seaweed

10 gr/161 (5 ngày bón 1 lần)

40gr

Thu hoạch

10

0

0

Ngừng bón phân, tưới nước

- Chăm sóc

Khi cây ra 5-6 lá thật cần bấm ngọn để cây nhanh ra nhánh con, chỉ giữ lại 3-4 nhanh con to nhất.

Khi nhánh con phát triển được 15-16 lá cần tiếp tục bấm ngọn giúp nhánh cháu nhanh ra

Bấm bỏ chèo nhánh từ gốc đến lá thứ 4, chọn quả từ nhánh cháu thứ 5 trở đi

Nhánh cháu để quả giữa 2 lá rồi phải bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả

Mỗi cây chỉ để từ 7-10 quả, không nên để quá nhiều, tránh làm cây cằn cỗi và quả không được to

Chỉ lên tỉa nhánh bấm ngọn vào buổi sáng, tránh làm mầm bệnh xâm nhập và lây lan qua các vết bấm

Từ khi trồng cây đến trước khi cây ra hoa, chỉ nên tưới lượng nước vừa đủ để cây không phát triển quá mạnh.

Khi cây chuẩn bị ra hoa phải giảm lượng nước tưới để cây dễ đậu quả

Sau 5-7 ngày kể từ khi cây nở hoa, phải duy trì lượng nước tưới đều đến trước khi thu hoạch 10 ngày, phải giảm lượng nước tưới để dưa không bị ỏng nước, tăng độ ngọt cho quả

Trong quá trình chăm sóc, nên dùng lá dưa để che quả lại, đảm bảo không cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên quả dưa, tránh làm mất màu và xuất hiện vân xanh, gây mất thẩm mĩ, giảm giá trị dưa

Khi dưa lê chín sẽ có mùi thơm kích thích côn trùng bay đến hút dịch, cần phải kê kích quả ngày từ khi còn xanh để phòng tránh

5. Phòng và trị sâu, bệnh hại

Thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).

Trước khi trồng cây phải vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất sớm để diệt nguồn sâu non và nhộng của các loại sâu khoang, sâu xám, sâu xanh.

Biện pháp sử dụng thuốc BVTV.

Bọ trĩ: Có thể phun Polytrin hoặc Confidor 100SL, Admire 050EC, Oncol…
Dòi đục lá: Có thể phun Polytrin hoặc Bulldock 25EC, Regent…

Sâu ăn tạp: Có thể phun thuốc trừ sâu sinh học như Emamectin…

Bệnh chảy nhựa thân: Phun hay tưới Benlate hoặc CopperB 23% vào gốc. Phun ngừa dùng Antracol 75WP hoặc Topsin, Ridomil, Cuproxat, Aliette 80WP, Mancozeb, Fusin… Mặt khác cần giảm tưới nước, giảm bón đạm.

Bệnh thối gốc, lở cổ rễ: Bón vôi, luân canh với cây trồng nước. Phun ngừa và phun định kỳ dùng Topsin, Ridozeb, Validacin3SC, Ridomil …

Bệnh thối rễ, héo dây: Phun Ridozeb 72WP, Ridomil …          

Bệnh sương mai: Có thể phun Antracol 70WP hoặc Ridomil 25WP, Daconil 75WP, Aliette 80WP…

Bệnh phấn trắng: Có thể phun Topsin, Anvil, Carbenda 50SC..

Bệnh thán thư: Có thể phun Antracol 70WP …

6. Thu hoạch

Sau trồng khoảng 60 ngày có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 25-30 ngày. Sau khi bà con thu hoạch xong nên xếp dưa vào nơi thoáng mát từ 1-2 ngày để dưa xuống nước, tăng vị ngọt của quả dưa. Nên thu hoạch và xếp dưa nhẹ tay ở nơi thoáng mát, tránh làm dập, giảm giá trị quả dưa

7. Bảo quản

Dùng túi giấy hoặc bao xốp để bao quả, xếp thùng xốp để xếp đem đi tiêu thụ. Bảo quản sản phẩm nơi thoáng mát.

8. Hình ảnh dưa lê đang trồng hiện nay

ky-81ky8

Thạc sĩ: Ngô Văn Kỳ