00:00 Số lượt truy cập: 2984540

Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa phi yến (Delphimum ajacis L) 

Được đăng : 05/11/2021

 

1. Đặc điểm cây hoa phi yến

Hoa Phi Yến có tên khoa học Delphimum ajacis L. Hoa phi yến còn có tên hoa chân chim vì hoa trông giống như chân con chim hoặc phi yến (chim yến đang bay) hay đôi khi được gọi là “hoa violet” vì hoa màu tím và còn có tên La-let hay đông thảo thuộc họ Mao lương (Ranuncolaceae) thực chất cũng có cây cho hoa màu hồng và trắng xong rất ít.

- Rễ: Thuộc loại rễ chùm được phân hóa từ mầm rễ của hạt.

- Thân:Thân thảo đứng, có khả năng phân nhánh mạnh, giòn, dễ gãy, bên ngoài thân có lông.

- Lá: Lá dạng hình thùy xẻ chân vịt, lá có răng cưa từ 3-7 răng cưa trên lá

- Hoa: Hoa đa dạng về màu sắc, có năm cánh hoa giống như lá đài mà cùng nhau phát triển để tạo thành một túi rỗng

- Quả: Hạt nhỏ và thường có màu đen bóng.

- Một số giống hoa cát tường trồng chậu phổ biến hiện nay:

Hiện này các giống được trồng chủ yếu là các giống mầu đỏ, trắng, hồng, tím, xanh nhạt.

2. Thời vụ trồng hoa phi yến

            Tiến hành trồng vào tháng 9 với các thời điểm khác nhau, bắt đầu từ 1 tháng 9, mối thời điểm trồng cách nhau 10 ngày và kết thúc vào 30 tháng 9.

3. Đất trồng hoa phi yến

Đất được cày bừa kỹ, phơi ải tốt, bón lót phân vi sinh hữu cơ khoảng 100-150kg/1.000m2 , bổ sung thêm 50 kg/1.000m2 phân tổng hợp NPK (16:16:8). Toàn bộ lượng phân bón lót được rải đều trên mặt luống rồi dùng cuốc xới đều sâu 20 cm trước khi trồng cây. Lên luống với  mặt luống rộng từ 90-100 cm, cao 15-20 cm, rãnh luống rộng 30 cm.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phi yến

4.1. Tiêu chuẩn cây giống

Cây giống đem trồng đã được giao trong khay, cây giống có 2-3 cặp lá, chiều cao cây từ 3-5 cm, rễ phát triển tốt.

4.2. Kỹ thuật trồng

Dùng vật có đầu nhọn tương ứng với bầu cây, chọc lỗ cho bầu cây xuống và ấn nhẹ để cố định cây chắc chắn. Lấp đất ngang cổ thân, tránh trồng quá sâu có thể làm thối rễ cây con.Trồng 5-6 hàng trên mặt luống cách nhau 15-18 cm, cây cách cây 10-12 cm, mật độ khoảng 35-40 cây/m2.

4.3. Kỹ thuật tưới nước

Khi mới trồng tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát để cây bén rễ hồi xanh tốt. Sau đó tưới nước để duy trì ẩm độ đất 60-70% để cây sinh trưởng phát triển. Khi cây có nụ, hoa chỉ nên tưới gốc, không tưới vào lá và hoa.

4.4. Che lưới đen

Thời gian đầu sau khi trồng che một lớp lưới đen (khoảng 50 - 60% ánh sáng tương đương khoảng 18.000 lux) để hạn chế lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp vào cây. Sau khi cây ổn định phát triển tốt bỏ dần lưới đen cho cây phát triển thuận lợi.

4.5. Làm giàn đỡ cây

Sau khi trồng 30-35 ngày, tiến hành căng lưới đỡ cây. Đóng cọc cao 1,2m và căng lớp lưới đầu tiên, thường sử dụng lưới đan bằng cước nylon có kích thước mắt lưới là 15cm x 20cm. Lớp lưới đầu tiên đặt cách mặt đất 30cm, lớp lưới thứ hai cách lớp đầu tiên khoảng 25cm – 30cm. Hai lớp lưới này giúp cây hoa không bị ngã đổ và giữ cho cành hoa được thẳng.

4.6. Kỹ thuật bón phân

- Sau khi trồng 3 tuần bón thúc NPK (20:20:10) với liều lượng 20 kg phân/1.000 lít nước/1.000 m2. Định kỳ 7 ngày tưới/1 lần.

- Sau khi trồng 6 tuần (thời điểm phân nhánh mạnh) bón thúc NPK(15:15:15 +TE) với liều lượng 20 kg phân/1.000 lít nước/1.000 m2. Định kỳ 7 ngày tưới/lần.

- Sau khi trồng 9 tuần (thời điểm đã xuất hiện nụ hoa) bón NPK (13:13:13 + TE) với liều lượng 20 kg phân/1.000 lít nước/1.000 m2. Định kỳ 7 ngày tưới/lần.

Bổ sung phân bón lá đầu trâu 501, 701, Atonik 1,8SL với liều lượng 1 lít/1.000 lít nước, phun 60-80 lít/1.000m2,7 ngày phun một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

Trong quá trình bón phân thường kết hợp với việc xới xáo, làm cỏ. Sau khi bón xong cần tưới lại bằng nước lã.

5. Phòng và trị sâu, bệnh hại

Nhện đỏ (Tetranychus urticae)

            - Triệu chứng: Nhện thường cư trú ở mặt dưới lá và chích hút dịch trong mô lá và hoa tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích này liên kết với nhau. Khi bị hại nặng, lá cây hoa hồng có màu nâu phồng rộp, vàng rồi khô và rụng đi.

- Phòng trừ:

+ Đảm bảo vườn cây thông thoáng.

+ Tưới đủ ẩm trong mùa khô.

+ Bón phân đầy đủ, cân đối.

+ Khi mật độ nhện hại cao có thể sử dụng biện pháp tưới phun để rửa trôi nhện.

+ Biện pháp hóa học: Nhện đỏ là loài dịch hại có khả năng kháng thuốc cao, vì vậy khi sử dụng cần luân phiên, thay đổ thuốc khi sử dụng

            + Thuốc hoá học để trừ nhện đỏ là: Map Winer 5WG; Tasieu 1.0 EC, 3.6 EC;  Rholam super 12 EC; Ortus 5 SC; Vimite 10EC; Benknock 1 EC liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo.

            Bọ trĩ (Thrips palmi)

- Triệu chứng: Bọ trĩ gây hại trên lá, chồi non và hoa. Triệu chứng trên lá là những chấm bạc, sau đó lan rộng ra, hoa có sẹo và không nở được nếu bị nặng.

 - Phòng trừ: Sử dụng các thuốc lưu dẫn như Confidor 100SL, Regent 800WG liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo.

Sâu xanh(Helicoverpa armigera),sâu khoang(Spodoptera litura)

- Đặc điểm gây hại: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hỏng hoa. Sâu chỉ phá hại ở thời kỳ cây non.Thường phát sinh vào tháng 3-5

- Biện pháp phòng trừ: Sâu tuổi lớn bắt thủ công bằng tay vào sáng sớm. Sử dụng một trong các loại thuốc: Sherpa 25EC liều lượng 15ml/16 lít, Azimex 20EC liều lượng 15ml/16 lít, Scorpion 36EC liều lượng 15ml/16 lít, Reasgant 1.8EC liều lượng 10ml/16 lít. Cách dùng: phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Sâu vẽ bùa(Liriomyza sp.)

              - Đặc điểm gây hại: Sâu non nằm dưới biểu bì lá, ăn phần diệp lục màu xanh, để lại lướp biểu bì trên tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, làm hỏng lá.

              Sâu thường phát sinh vào vụ xuân hè.

- Biện pháp phòng trừ: Dùng bẫy màu vàng dẫn dụ con trưởng thành. Sử dụng thuốc có chất bám dính mạnh diệt sâu non và trứng trong lá như: Selecron 500EC liều lượng 10ml/16 lít, Trigard 100 SL, Ajuni 50WP liều lượng 16gr/16 lít nước, Newsgard 75 WP liều lượng16gr/16 lít nước …. Cách dùng: phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani, Pythium spp.)

- Triệu chứng: Bệnh này thường xuất hiện trong giai đoạn cây con. Triệu chứng bệnh là cây bị héo và ngã gục ngang phần cổ rễ.

- Nguyên nhân: Do nấm Pythium spp. và Rhizoctonia solani gây ra.

 - Phòng trừ: Sử dụng thuốc Monceren 250SC hay Kasuran 47WP liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo.

Bệnh đốm đen (Diplocarpon rosae)

            -  Triệu chứng: Vết bệnh có hình tròn hoặc hình bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt.

- Nguyên nhân: Bệnh do nấm Diplocarpon rosae gây ra

            - Phòng trừ: Score 250ND hoặc Anvil 5SC liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo.

Héo xanh vi khuẩn (Erwinia chrysanthemi)

            - Triệu chứng: Vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ, vết bệnh màu trắng đục, ủng nước, cây bị bệnh héo xanh, thường héo từ lá gốc lên trên.

- Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra, vi khuẩn thích hợp ở nhiệt độ 30-350C, chết ở 520C trong 10 phút, Vi khuẩn tồn tại trong tàn dư cây bệnh 7 tháng đến 1 năm, là nguồn lan truyền lây bệnh cho vụ sau.

- Phòng trừ: Sử dụng một trong số loại thuốc: Streptomixin nồng độ 100 - 150 ppm, phun hoặc tưới gốc.

6. Thu hoạch

Khi cành hoa có 1/3 số hoa bắt đầu nở vàlên mầu sắc thì có thể thu hoạch đem đi sử dụng. Dùng dao hoặc kéo sắc cắt cách mặt đất 5-7 cm. xếp bằng gốc và bó lại và ngâm bó hoa vào nước.

7. Bảo quản

Dùng giấy báo hoặc túi PE bọc lại, sau đó cho các bó hoa vào thùng carton có đục lỗ để thông khí. Nếu vận chuyển xa nên dùng xe lạnh để nhiệt độ từ  5-10oC.

8. Hình ảnh hoa phi yến đang trồng hiện nay

22222221

Thạc sĩ: Ngô Văn Kỳ