1. Rầy mềm
Rầy bám ở ngọn non và mặt dưới lá, chích hút nhựa làm cây bị qoăn ngọn, lá làm cây sinh trưởng và phát triển kém.
Biện pháp phòng trừ.
Nuôi các loài thiên địch của rệp như bọ rùa, kiến, nhện, nấm…
Cắt tỉa cành, lá bị rầy tấn công, vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng. Bón cần đối phân NPK, tưới đủ ẩm trong mùa khô.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và điều trị kịp thời, cần phun thuốc ở giai đoạn rầy non để tăng hiệu quả điều trị.
Dùng Trebon 10EC hoặc Sevin 85WP nồng độ 0,1-0,2% phun đều lên cây làm 2 đợt mỗi đợt cách nhau 10 ngày. … phun theo hướng dẫn sử dụng.
2. Rệp phấn trắng
Trên lá: Rệp phấn trắng chích hút làm lá bị quăn , giảm khả năng quang hợp của cây.
Rệp phấn trắng gây hại khi quả còn non, chích hút trên cuống quả và quả. Khi mật số của rệp cao sẽ làm cho quả không phát triển được và có thể bị rụng sớm. Nếu mật rệp thấp hoặc tấn công khi quả đã lớn thì quả vẫn tiếp tục phát triển nhưng ăn quả nhỏ,ăn nhạt, chua.
Biện pháp phòng trừ.
Không trồng quá dầy.Cắt tỉa cành thông thoáng sau khi thu hoạch. Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là ở giai đoạn cây đang có quả non. Vệ sinh vườn thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành không hiệu quả để vườn luôn thông thoáng. Sử dụng các loại thuốc như: Applaud 10WP; Pyrinex 20EC, Fenbis 25 EC…. Phun theo hướng dẫn sử dụng.
3. Ruồi đục quả ổi
Ruồi đục ăn trong quả, làm quả rụng hàng loạt.
Biện pháp phòng trừ.
Sử dụng bao quả, bao quả hạn chế ruồi và làm chop quả không bị cháy nắng .
Đặt bẫy dùng chất Methyl Eugenol để bẫy ruồi, nên dùng tấm bẫy ruồi màu vàng.
4. Sâu đục quả
Sâu non ăn lá và ăn vào quả phá hoại làm quả rụng.
Biện pháp phòng trừ.
Phun thuốc sớm và định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc như: Carmethrin 10 & 25EC, Deltox 2,5EC, Fentox 25EC, Ace 5EC, …..Diaphos, Sherzol, BayFidan. Phun theo hướng dẫn sử dụng.
5. Bọ xít hại quả
Thành trùng và ấu trùng chích hút chồi và quả non làm cây ổi chết cành và rụng quả.
Biện pháp phòng trừ.
Dùng túi bao bọc ổi bao ngoài quả.
Thu gom những quả bị sâu đem tiêu hủy. Phun thuốc sớm và định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc như: Carmethrin 10 & 25EC, Deltox 2,5EC, Fentox Pyrinex, Diaphos, Sherzol, BayFidan. Phun theo huwngs dẫn sử dụng.
6. Sâu đục cành
Sâu non đục vào bên trong cành nhất là những cành mọc thẳng đứng, đùn phân và mạt gỗ ra ngoài, thường gặp một sâu phá hại một cành. Cành bị chết khô và gãy.
Biện pháp phòng trừ.
Đục cành bắt sâu, hoặc sử dụng các loại thuốc trừ sâu xông hơi để điều trị.
7. Bệnh ghẻ
Do nấm Venturia inaequalis gây ra. Các sợi nấm thường lây lan qua các giọt nước, gió phá hoại các bộ phận non ở lá, cuống hoa, quả non.
Biện pháp phòng trừ.
Sau thu hoạch đốn tỉa thu gom tàn dư cây bệnh đem tập trung đốt hết để tránh lây bệnh.
Dùng các thuốc Carosal 50SC, Canazole Super 320EC… phun thuốc ướt đều tán lá, quả khi bệnh mới xuất hiện, nồng độ theo hướng dẫn sử dụng.
8. Bệnh thán thư
Do nấm Glomerella psidii gây ra.
Nấm hại trên cành, lá, hoa và quả. Quả bị bệnh biến dạng và dễ rụng, giảm năng suất, chất lượng của quả.
Biện pháp phòng trừ
Tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng.
Thu dọn, tiêu hủy các tàn dư cây bệnh.
Dùng các thuốc gốc đồng (Zincopper 50WP, Canthomil 47WP), Carosal 50SC. Phun theo hướng dẫn.
9. Bệnh đốm lá
Do nấm Cercospora psidii gây ra. Bệnh có thể phát sinh quanh năm. Bệnh phá hoại nhiều trên lá, làm giảm quang hợp của cây, làm cây sinh trưởng kém, năng suất giảm.
Biện pháp phòng trừ.
Dùng các loại thuốc Carosal 50SC, Canazole Super 320EC, Mancozeb, Phun theo hướng dẫn sử dụng.
10. Bệnh rỉ sắt
Do nấm Puccinia psidii gây ra. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện nóng ẩm. Bệnh phá hoại nhiều trên lá, làm giảm quang hợp của cây, làm cây sinh trưởng kém, năng suất giảm.
Biện pháp phòng trừ.
Đốn tỉa cành lá cho cây thông thoáng, cắt bỏ và tiêu hủy các lá bị bệnh.
Phun các thuốc Canazole Super 320 EC, hỗn hợp Đồng và Zineb …Phun theo hướng dẫn sử dụng.
Lê Khôi