Việc phát triển mô hình du lịch nông nghiệp là góp phần định hình lại nền nông nghiệp Việt Nam xanh - sạch. Theo thống kê, cả nước hiện có gần 34.400 trang trại nông nghiệp. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng có số lượng trang trại nhiều nhất cả nước với hơn 8.000 trang trại; tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ, vùng Trung du Miền núi phía Bắc… Có hai loại hình trang trại, hợp tác xã nông nghiệp gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp: một là các trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch, các hợp tác xã nông nghiệp có tổ chức hoạt động du lịch; hai là hợp tác xã sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch và hợp tác xã phát triển du lịch cộng đồng, kết hợp nghỉ dưỡng (homestay). Hiện chỉ có một bộ phận nhỏ trang trại nông nghiệp (ước tính không quá 3-5% tổng số trang trại của từng địa phương) ngoài sản xuất nông nghiệp có kết hợp các hoạt động du lịch nông nghiệp và đa số không có hoạt động lưu trú khách du lịch qua đêm.
Tuy nhiên, trên thực tế, sản phẩm các hoạt động du lịch này còn đơn điệu, nghèo nàn chủ yếu dựa vào tài nguyên tự nhiên nên trùng lặp, việc khai thác các yếu tố sản xuất nông nghiệp nông thôn và du lịch nhiều khi còn rời rạc chưa có sự liên kết chặt chẽ để hình thành nên chuỗi giá trị trên cơ sở liên kết điểm đến với các doanh nghiệp lữ hành, liên kết giữa sản xuất hàng hóa với tiêu dùng du lịch. Lao động làm việc tại những nơi này không được đào tạo, thiếu kiến thức và kỹ năng du lịch. Công tác quản lý nông nghiệp về trang trại, HTX gắn với du lịch nông nghiệp chưa được hoàn thiện. Vấn đề tiếp thị quảng cáo sản phẩm nông nghiệp chưa được chú trọng.
Để khắc phục những hạn chế tồn tại này, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cùng các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn trong các trang trại, hợp tác xã nông nghiệp. Đặc biệt là rất cần sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan hoạch định chính sách, đơn vị lữ hành, doanh nghiệp để loại hình du lịch này phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho loại hình trang trại, hợp tác xã nông nghiệp kết hợp hoạt động du lịch. Tăng cường đào tạo kỹ năng hoạt động du lịch cho các trang trại, HTX và người dân.... Trong đó xác định rõ phát triển du lịch không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn là lòng tự hào với quê hương, xứ sở. Để phát triển hài hòa, bền vững về du lịch nông nghiệp, rất cần có sự ưu tiên nguồn lực, coi trọng đầu tư cơ sở vật chất tạo sự phát triển đồng bộ. Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực Để phát triển hài hòa, bền vững về du lịch nông nghiệp, rất cần có sự ưu tiên nguồn lực, coi trọng đầu tư cơ sở vật chất tạo sự phát triển đồng bộ. Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá phát triển du lịch và các sản phẩm du lịch.; xúc tiến quảng bá phát triển du lịch và các sản phẩm du lịch.
Kim Dung