Ảnh minh họa
I. Lựa chọn và bảo quản trứng ấp
1. Lựa chọn trứng giống để ấp:
a. Quan sát ngoại hình của trứng:
Không nên chọn trứng quá to, quá nhỏ, trứng bị móp méo, có hình thù dị tật hay có vết nứt trên vỏ trứng. Vì những loại trứng này không đạt tiêu chuẩn trứng giống. Những trứng có kích thước quá dài hoặc quá to tròn cũng không nên ấp vì tỉ lệ lòng đỏ và lòng trắng không cân đối.
Đối với giống gà nòi thường chọn những quả trứng có trọng lượng từ 40 – 50 gram.
b. Chọn trứng bằng đèn soi:
Cần kiểm tra bằng đèn soi trứng mới có thể biết và loại ra những trứng nào không đạt tiêu chuẩn. Loại bỏ trứng có vị trí không nằm ở giữa, có dị tật, máu đóng cục bên trong. Trứng có bọng khí không nằm đúng vị trí.
Trứng bị tróc vỏ, bị dập, vì trong khi ấp chỗ nứt sẽ tạo khe hở vi khuẩn chui vào làm cho thúi trứng, trứng bị mất nước sẽ làm chết phôi
2. Bảo quản trứng ấp:
Chỉ chọn những quả trứng đạt tiêu chuẩn ấp mới đưa vào bảo quản. Xếp trứng vào khay trứng định vị, đầu to hướng lên phía trên. Những quả trứng cùng cỡ nên để cùng khay trứng. Để bảo quản trứng ấp tốt nên giữ nhiệt độ từ 15 – 20 0C. Có thể bảo quản trứng từ 7 – 14 ngày (2 tuần). Trong trường hợp bảo quản trứng dưới 3 ngày có thể bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ phòng. Độ ẩm bảo quản thích hợp cho trứng ấp là 75% RH.
3. Xử lý trứng ấp:
Trước khi đưa trứng vào ấp phải xông khử trùng bằng formon, thuốc diệt khuẩn. Nếu chưa xử lý khử trùng vi khuẩn sẽ lưu trữ trên vỏ trứng, khi ta đưa vào máy ấp sẽ có điều kiện xâm nhập vào trứng gây chết phôi. Tỉ lệ độc tố sẽ lây sang trứng khác, lượng Amoniac tăng gây ngộ độc hàng loạt trứng trong máy ấp.
II. Kỹ thuật ấp trứng bằng máy ấp tự động
Thời gian ấp trứng gà bắt đầu đưa vào ấp đến ngày 21 là nở ra gà con. Trứng to nở trễ, trứng nhỏ nở sớm, thời gian nở chênh lệch khoảng 5-10 giờ.
1. Công đoạn chuẩn bị máy ấp:
Máy ấp trứng phải được vệ sinh lau chùi sạch sẽ bên trong, dùng thuốc khử trùng trong máy thì càng tốt. Hiện nay, máy ấp trứng Convection 3D L.IN có chức năng khử trùng diệt khuẩn bằng tia cực tím. Sẽ rất tiện lợi thay thế chúng ta diệt khuẩn bằng thuốc.
Nên bật máy ấp từ 2 – 4 giờ để đạt đúng nhiệt độ thích hợp sau đó mới cho trứng vào khay. Hoặc có thể cho trứng vào máy và tiến hành xông khử trùng 1 lượt. Phương pháp này chỉ áp dụng cho trứng ấp đơn kỳ. Khi đưa trứng vào ấp, nên ghi lại ngày trên khay để chúng ta dễ quan sát theo dõi. Sau khi nở thành gà con, lấy gà ra khỏi máy và tiến hành vệ sinh để cho đợt ấp kế tiếp.
2. 2. Nhiệt độ ấp trứng:
a. Nhiệt độ cho ấp trứng gà đơn kỳ:
Ngày ấp |
Nhiệt độ máy |
Từ 1 – 7 ngày |
37,8 0C |
Từ 8 – 18 ngày |
37,6 0C |
Từ 19 – 21 ngày |
37,2 0C |
b. Nhiệt độ cho ấp trứng gà đa kỳ:
Trong máy có nhiều lô trứng được đưa vào thời gian khác nhau. Vì vậy, phải sử dụng chế độ nhiệt mà tất cả các lô trứng đều có thể chấp nhận được. |
37,8 0C |
Sau đó cố định nhiệt độ máy ấp |
37,6 0C |
Gà bắt đầu nở |
35 0C |
3. Độ ẩm ấp trứng:
Những ngày đầu tiên nhiệt độ ấp cao nên độ ẩm phải cao để giảm bớt sự bốc hơi nước trong trứng.
Vào vài ngày cuối của thời kỳ ấp, sự trao đổi chất của phôi mạnh nhất nên nhiệt độ của trứng tăng lên cao. Vì vậy, nhiệt độ của máy ấp phải giảm đồng thời độ ẩm của máy phải tăng.
a. Độ ẩm cho máy ấp đơn kỳ:
Ngày ấp |
Độ ẩm |
Từ 1 – 5 ngày |
60 - 61% |
Từ 6 – 11 ngày |
55 - 57% |
Từ 12 – 18 ngày |
50 - 53% |
Từ 19 ngày |
60% |
Từ 20 - 21 ngày |
70 – 75% |
b. Độ ẩm cho máy ấp đa kỳ:
Số trứng đầu tiên từ 1 – 7 ngày |
58 - 60% |
Sau đó ổn định độ ẩm máy |
55 - 57% |
Trong những ngày nóng cần hạ nhiệt độ phòng ấp bằng cách mở cửa, phun nước ấm (35 – 360C ) làm mát phòng ấp. Nếu trong quá trình ấp, độ ẩm quá cao gà con nở ra sẽ nặng bụng, bên trong vỏ dính đầy chất nhớt. Nếu độ ẩm thiếu lông gà sẽ dính vỏ trứng và không thể đạp ra khỏi cơ thể dẫn đến chết trong vỏ, nếu gà nở lông sẽ không bông, khối lượng thấp, có khi có tật ở chân, mỏ và cổ. Độ ẩm thích hợp gà nở có khối lượng đạt 60 - 61% so với khối lượng trứng.
Phương Loan