00:00 Số lượt truy cập: 3041431

Kinh nghiệm chuyển đổi số trong ngành y tế gắn với thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới 

Được đăng : 17/11/2022
Quảng Trị có 101 xã thuộc 8 huyện, thị xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), là tỉnh ở miền Trung với xuất phát điểm khá thấp nhưng nhờ sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân, nên Quảng Trị đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

nguoi-dan-tren-dia-ban-xa-a-bung-dakrong-quang-tri-duoc-tu-van-suc-khoe-kham-tong-quat-va-cap-thuoc-mien-phi-anh-hung-tran

Người dân trên địa bàn xã A Bung (Đăkrông -Quảng Trị) được tư vấn sức khỏe, khám tổng quát và cấp thuốc miễn phí. Ảnh Hùng Trần

Khi mới triển khai thực hiện xây dựng NTM, tỉnh Quảng Trị không cóxã đạt trên 10 tiêu chí, có 78 xã dưới 5 tiêu chí và các tiêu chí bình quân chỉđạt 3,6 tiêu chí/xã. Tuy vậy, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội,sự quyết tâm của các địa phương và đặc biệt là vai trò chủ thể của người dânnông thôn, đến nay xây dựng NTM của tỉnh Quảng Trị đã có nhiềuthay đổi tích cực, bộ mặt nông thôn khởi sắc toàn diện.

Đến nay, tỉnh Quảng trị có63/101 xã đạt chuẩn NTM (chiếm tỷ lệ 62,4%), số tiêu chí đạt bìnhquân là 16,1 tiêu chí/xã, đã có 1 huyện đạt chuẩn (huyện Cam Lộ), không cònhuyện trắng xã đạt chuẩn NTM.Ngoài việc từng bước hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn ngày càng đượcđầu tư, nâng cấp thì các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường có nhiềuchuyển biến tích cực. Trong đó, xác định được mục tiêu, chiến lược quan trọngcủa chương trình MTQG xây dựng NTM, những năm qua, ngành Y tếcủa tỉnh Quảng Trị đã tích cực chỉ đạo thực hiện tiêu chí về y tế gắn liền với việc thựchiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã theo quy định của Trung ương, gắn liền vớiviệc chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quản lý. Việc thực hiện tiêu chí về y tếđã từng bước nâng cao về chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhất là ở khuvực nông thôn; hệ thống y tế cơ sở, cơ sở vật chất trang thiết bị về y tế được quantâm đầu tư; đội ngũ cán bộ y tế cơ sở ngày càng đáp ứng yêu cầu về chuyên môn.

Đặc biệt trong những năm qua, trước tình hình dịch bệnh Covid – 19, ngành y tế cũng đã chủ động, tích cực phối hợp với các ban, ngành liên quan triển khai cácbiện pháp phòng chống dịch, góp phần đảm bảo an sinh, đời sống của người dânnông thôn nói tiêng, toàn tỉnh nói chung; tiếp tục duy trì kết quả thực hiện bộ tiêuchí quốc gia về y tế xã, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và sự đóng gópcủa người dân trong việc đầu tư cho y tế; đến nay, có 88/101 xã đạt tiêu chí y tế(chiếm 87%).

Tỷ lệ, người dân tham gia bảo hiểm y tế đến tháng 8/2022 đạt 94,32%, Tỷ lệtrẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) năm 2021người dân tham gia khám chữa bệnh từ xa đạt thấp.

Để đạt được những kết quả đó, trong những năm qua, ngành Y tế tỉnhQuảng Trị đã có những ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tình hìnhthực tế của địa phương, cụ thể như sau:Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin trongcông tác quản lý chuyên môn Bảo hiểm xã hội nói chung và quản lý các hoạtđộng về Bảo hiểm Y tế nói riêng bao gồm ứng dụng Vssid; hệ thống giám địnhđiện tử, thông tin khám chữa bệnh và thanh toán Bảo hiểm Y tế nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện sử dụng các dịch vụ y tế. Năm 2022,ngành Y tế phối hợp với Ban Chỉ đạo Đề án 06 thực hiện áp dụng quét mã CCCDthay vì sử dụng thẻ BHYT trong công tác khám chữa bệnh.

Triển khai Phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử đảm bảo mỗi người dân cómột hồ sơ sức khỏe điện tử suốt đời. Đến nay, 90% người dân có hộ khẩu thườngtrú trên địa bàn tỉnh đã được khởi tạo hồ sơ sức khỏe điện tử. Dữ liệu sức khỏengười dân được quản lý và được cập nhật thường xuyên khi người dân sử dụngcác dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có hợp đồng với Bảo hiểm Y tếtrên toàn tỉnh.
Triển khai hệ thống phần mềm quản lý hoạt động chuyên môn tại các đơnvị y tế cơ sở nhằm thực hiện kết nối, liên thông dữ liệu và chia sẽ dữ liệu sứckhỏe người dân lên hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử.

 Triển khai thí điểm đề án Khám chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trịnhằm nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho bệnh viện đa khoa tỉnh cũng nhưcác cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi số trong ngànhy tế gắn với việc thực hiện các tiêu chi xây dựng nông thôn mới liên quan đếnlĩnh vực y tế, tỉnh Quảng Trị cũng còn gặp một số khó khăn nhất định:Cơ sở vật chất, trang thiết bị không đồng đều. Thiết bị y tế các đơn vịtuyến huyện chưa đáp ứng được sự thay đổi của công nghệ, một số thiết bị y tếnhư các thiết bị chẩn đoán hình ảnh và các máy xét nghiệm được đầu tư từ lâu vàlạc hậu, không thể thực hiện kết nối trích xuất dữ liệu với hệ thống phần mềmQuản lý bệnh viện HIS phục vụ xây dựng bệnh án điện tử. Giá dịch vụ y tế chưađược tính đúng, tính đủ các yếu tố cấu thành, trong đó có chi phí về CNTT, dođó, nguồn lực đầu tư phát triển các ứng dụng công nghệ tin trong bệnh viện cònhạn chế; Chưa có chính sách hỗ trợ công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT trongngành y tế nói riêng; Bộ Y tế chưa có quy định pháp lý hướng dẫn thực hiện khai thác dữ liệu sứckhỏe điện tử của người dân, do đó, mặc dù dữ liệu tiền sử bệnh của người dân đượccập nhật liên tục trong hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử nhưng vẫn chưa khai thácđược;

Quyết 2628/QĐ-BYT của Bộ Y tế về phê duyệt Đề án “khám chữa bệnhtừ xa” giai đoạn 2020-2025 với mục tiêu “Mọi người dân đều được quản lý, tưvấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đếntuyến trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyếntrên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới. Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên mônthường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệthông tin; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên,nâng cao chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh và sự hài lòng của người dân”.

 Đểthực hiện được mục tiêu trên, cần sự đầu tư hỗ trợ đủ các điều kiện bao gồm chínhsách, trang thiết bị y tế và nhân lực cho các cơ sở y tế tham gia thực hiện đề án. Tỷ lệ người dân tiếp cận và sử dụng sổ sức khỏe điện tử để theo dõi tiền sửbệnh và ứng dụng công nghệ trong việc thực hiện khám chữa bệnh từ xa chưacao, ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng ứng dụng CNTT trong khám chữa bệnh từxa chưa đạt yêu cầu….

Hải Anh