Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm. Trong khuôn khổ bài viết, xin chia sẻ một số kinh nghiệm chăn nuôi bồ câu theo hướng công nghiệp với bà con.
Mô hình nuôi bò cái sinh sản mang lại hiệu quả cao, ổn định, dài lâu hơn so với việc chăn nuôi các vật nuôi khác. Các nông hộ chỉ cần đầu tư con giống 1 lần là có thể khai thác bê con mỗi năm. Để nuôi cũng như chăm sóc bò sinh sản đòi hỏi người chăn nuôi phải có kinh nghiệm và nắm vững một số kiến thức cũng như kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản một cách cơ bản nhất.
Hiện nay, việc sử dụng hầm biogas trong lĩnh vực chăn nuôi ở nước ta rất phổ biến. Vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, tái tạo nguồn năng lượng sạch, nguồn phân bón hữu cơ dồi dào giúp giảm thiểu chi phí đầu vào, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động trong chăn nuôi và trồng trọt. Lựa chọn dung tích hầm phù hợp giúp bà con tiết kiệm được chi phí và vận hành hầm biogas một cách có hiệu quả.
Nấm sò (Oyster) được trồng ở miền Bắc có tên khoa học Pleurotus spp. Nấm sò có hình thái quả thể tai nấm dạng phễu lệch, phiến mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai nấm sò còn non có màu sắc sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành, màu trở nên sáng hơn. Nấm sò là loại dễ trồng, năng suất cao, ăn ngon; thích hợp trồng trên mạt cưa, bã mía và rơm, rạ.