00:00 Số lượt truy cập: 2985812

Kinh nghiệm nuôi hươu lấy nhung đạt hiệu quả cao 

Được đăng : 21/11/2019

 

Chăn nuôi hươu lấy nhung đã trở thành một nghề mới được nhiều người quan tâm; đồng thời cho thu nhập cao, không đòi hỏi vốn lớn. Kết hợp nuôi hươu sinh sản và chọn lựa những con hươu đực tốt chuyển sang nuôi lấy nhung rất phù hợp với mô hình gia đình, nhất là những hộ gia đình có ruộng đất nhiều thuộc vùng trung du và miền núi. Với phương thức lấy ngắn nuôi dài trải qua nhiều năm, nhiều hộ nuôi hươu đã có đàn hươu nuôi lấy nhung đem lại hiệu quả rất cao. Bài viết này đã thu thập, lựa chọn những thông tin về kinh nghiệm được kết nối của nhiều hộ nuôi hươu ở 2 tỉnh nghệ an và Hà Tĩnh.

1.     Chuồng trại

Nuôi hươu lấy nhung đòi hỏi thời gian nuôi dài trải qua nhiều kỳ thời tiết khí hậu khác nhau: nắng mưa, nóng, lạnh đột ngột, nhất là khí hậu miền Bắc). Xây dựng chuồng trại phù hợp với các đặc tính riêng có của hươu;  chuồng phải bền vững, chắc chắn, vật liệu làm chuồng phải bóng, nhẵn không có góc cạnh sắc làm ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi. Vị trí chọn làm chuồng không ô nhiểm và không tiếng động, chọn nơi cao ráo, cách xa đường giao thông, nơi không có nhiều người qua lại. Tốt nhất là làm chuồng hướng Nam hoặc Đông Nam để mát về mùa hè, ấm về mùa đông, nền chồng có thể làm bằng xi măng nhám hoặc bằng đất nện chặt, có độ dốc và cao hơn xung quanh từ 10 – 20cm; Diện tích chuồng nuôi hai ngăn này thường rộng khoảng là 12m2 trở lên để phối giống tại chuồng.

2.Chọn giống.

Chọn hươu đực giống:

Chọn những con khoẻ mạnh, lông mượt, vầng trán to, thân hình vạm vỡ, bốn chân chắc chắn đều đặn, móng chắc. Nên chọn con lứa thứ 2 trở đi, hươu bố, mẹ có nhiều điểm tốt, hươu bố cho nhung từ 1,5 kg/năm trở lên.

Chọn hươu cái giống:

Chọn con được sinh ra từ con mẹ đẻ ổn định hàng năm, nuôi con khoẻ không bị bệnh truyền nhiễm; hươu được sinh ra từ lứa thứ 2 trở đi, hươu khoẻ mạnh, lông mượt, cổ dài, đầu thanh, mông nở, bộ phận sinh dục phát triển bình thường.

3. Thức ăn:

Gồm  nhiều loại thức ăn, như các loại lá cây tươi: cỏ tươi, ngô, khoai lang, lá mít,… cà rốt, quả chuối…. Yêu cầu  thức ăn này phải sạch sẽ, không có thuốc bảo vệ thực vật, nấm mốc.

4.. Phòng bệnh:

Bệnh tụ huyết trùng:

 Điều trị: Trong trường hợp bụng chướng to cần dùng kim thông hơi từ dạ cỏ ra ngoài, sau đó dùng các loại thuốc sau để điều trị:

 Dùng thuốc: nên mời Bác sỹ thú y đến khám và điều trị.

Dùng thêm thuốc Nam như: Dùng lá mơ, diếp cá, cỏ mực giã nhỏ vắt lấy nước cho thêm đường glucoza, 5 gúi men tiêu hóa, trộn đều cho hươu uống, sử dụng trong 4 ngày mỗi ngày 3 lần để hỗ trợ cơ thể mau hồi phục .

Bệnh ký sinh trùng đường máu:

Bệnh thường gặp ở tất cả lứa tuổi.

 Điều trị: Dùng thuốc đặc hiệu để trị bệnh Tripamidium, Azidin, Naganin, cần hỗ trợ từ bác sỹ thú y chỉ định thuốc và liều lượng cụ thể, kết hợp chế độ chăm sóc nuôi dưỡng  tốt.

Bệnh sán lá gan:

 Điều trị: Dùng loại tẩy giun sán: Fasciolid, Dextin B (theo đơn của Bác sỹ thú y).

5. Chăm sóc hươu đực khi có nhung.

Thu nhập chính là thu hoạch nhung, để có được nhung to, chất lượng tốt phải chăm sóc và bồi dưỡng hươu đực thật tốt. Nên bồi dưỡng cho hươu đực từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau tức là trước khi nhung bắt đầu nhú, cho hươu ăn nhiều loại thức ăn, cây, cỏ tươi, chứa nhiều Protein, khoáng chất và giàu vitamin các loại.

Khi cắt nhung cần làm cho hươu nhẹ nhàng, ít đau, có thể nhờ hỗ trợ của người có nhiều kinh nghiệm cắt nhung hươu, vết cắt cần phải cầm máu nhanh, vô trùng và băng kín, thăm khám hàng ngày để kịp thời xử lý những bất thường xảy ra. Sau khi cắt nhung, hươu bị mất nhiều máu, hoảng sợ, chọn nơi thật yên tĩnh, sạch sẽ cho hươu nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Hàng ngày nấu cháo dinh dưỡng cho thêm ít muối đề hươu ăn giúp nhanh phục hồi sức khỏe.

Khi Hươu khỏe mạnh, vết cắt đã lành, lên sẹo bình thường tiến hành chăn nuôi đúng kỹ thuật để có thể thu hoạch nhung năm sau tốt hơn.
P.Loan - Lê Khôi