00:00 Số lượt truy cập: 2928143

Kinh nghiệm phòng, trị bệnh trùng quả dưa trên cá hồi vân 

Được đăng : 06/08/2024

unnamed6

 Bệnh tùng dưa thường xảy ra ở những nơi cá nuôi không đúng kỹ thuật (tác nhân gây nhiễm trùng dưa chuột) sinh trưởng kém

Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) được di nhập vào Việt Nam từ năm 2005 và hiện được phát triển nuôi chủ yếu ở các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, góp phần cho sự phát triển kinh tế vùng miền. Tốc độ tăng trưởng số lượng các trang trại nuôi cá nước lạnh khá nhanh nhanh. Do nguồn nước mặt hạn chế dẫn đến việc hầu hết các trang trại nuôi cá nước lạnh phải sử dụng chung nguồn nước từ một con suối nên tình hình lây lan dịch bệnh rất dễ xảy ra, trong đó có bệnh trùng quả dưa (Ichthyophthyrius mulfifiliis).

1. Vòng đời của trùng quả dưa Giai đoạn Tomont:

Đây là giai đoạn đã trưởng thành trên vật chủ là cá và gọi là Tomont, ở dạng trưởng thành này khi rời khỏi cá sẽ bám vào đáy hoặc các bề mặt bể cá để tạo thành nang mỏng bao bọc bên ngoài, bên trong chúng phân chia thành nhiều lần và tạo ra khoảng 2.000 tomites.

- Giai đoạn Theront: Sau khi phá vỡ nang mỏng, các Tomites giải phóng và trôi nổi tự do trong nước và biển đổi thành hình dạng thon dài gọi là theront. Các theront có xuất hiện các lông mao giúp chúng xâm nhập vào biểu mô của cơ thể cá bằng tuyến xâm nhập. Do đó, giai đoạn này cũng được gọi là thermonts hoăc swarmers.

- Giai đoạn Trophont: Sau khi xâm nhập cơ thể cá, chúng ký sinh trên cá và trưởng thành để tiếp tục phát triển vòng đời mới.

2. Triệu chứng

Trùng quả dưa thường ký sinh trên da, mang và vây cá. Khi cá bị bệnh, trên cơ thể cá có nhiều đốm hạt li ti màu trắng nên bệnh này còn được gọi là bệnh đốm trắng. Cá bị bệnh thường ngứa ngáy, nhảy lên mặt nước, màu sắc nhợt nhạt, da tiết nhiều nhớt. Nếu cá bị trùng quả dưa bám vào mang sẽ gây cản trở hô hấp, cá thiếu oxy và thường tập trung đầu nguồn nước, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc chìm xuống đáy, cá dần dần bỏ ăn và chết. Tỷ lệ cá hồi vân nuôi bị nhiễm trùng quả dưa tại các trang trại  là 18% và tỷ lệ chết do trùng quả dưa gây ra khoảng 40 - 70%. Tỷ lệ chết cao trên 50% do trùng quả dưa gây ra chủ yếu trên giai đoạn cá hương và cá giống cỡ nhỏ hơn 300 gam. Tỷ lệ chết của cá thường cao hơn khi chất lượng nước kém, kèm theo mật độ nuôi cao dẫn đến sự tiếp xúc giữa các cá thể khác nhau dễ dàng hơn.

3. Phòng bệnh

Cần áp dụng kỹ thuật phòng bệnh tổng hợp, như cải tạo ao nuôi, bể nuôi trước khi thả cá, chọn giống cá khỏe mạnh, không mang mầm bệnh, định kỳ tắm muối 3 -5 kg/m3 nước, 2 - 3 tuần/lần trong 30 - 60 phút. Cho cá ăn lượng thức ăn vừa phải, đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng, có thể bổ sung vitamin C (3 - 5 g/kg thức ăn, liên tục trong 3 ngày) trong quá trình nuôi.

4. Trị bệnh

Khi cá có hiện tượng nhiễm bệnh, cần tiến hành việc chữa trị càng sớm càng tốt. Hàng ngày, thay nước trong bể nuôi khoảng 25 - 30%. Sử dụng Formalin liều lượng 150 - 250ml/m3 trong 30 - 60 phút, tùy thuộc vào cỡ cá và nhiệt độ. Hoặc sử dụng sản phẩm Kill - Algar với liều lượng 3 - 5ml/ m3 trong 30 - 60 phát. Nếu nhiệt độ cao thì tắm với liều thấp và đối với cá hồi cần có sục khí hoặc máy bơm tạo dòng chảy và tạo ô-xy trong quá trình tắm cá. Lưu ý, trước khi tắm thuốc cho cá hồi vân, cần cho cá nhịn ăn trước 1 ngày, tắm cá lúc trời râm mát. Do vòng đời phát triển của trùng quả dưa phức tạp và các giai đoạn phát triển khác nhau tồn tại ở cả trong môi trường nuôi và trên vật chủ là cá, ở giai đoạn bào nang việc tiến hành chữa trị là không có tác dụng. Bởi vậy, việc chữa bệnh sẽ hiệu quả hơn nếu kéo dài thời gian chữa trị ít nhất 2 - 3 tuần.

Bình Minh