00:00 Số lượt truy cập: 2940886

Kinh nghiệm phòng và trị bện cầu trùng ở bê nghé 

Được đăng : 11/07/2023

 

Bệnh cầu trùng bê nghé (Coccidiosis) phổ biến và phân bố rộng khắp nhưng thường tập trung ở các trại chăn nuôi bò sữa. Bệnh cầu trùng do loài Eimeria gây ra, thường gây bệnhỉachảyởbênghétừ2-3 tháng tuổi. Tại các trại bò sữa, tỉ lệ nhiễm bệnh cầu trùng ở bê nghé cao do chăm sóc quản lý kém, chuồng nuôi tối ẩm, nguồn nước hạn chế, không ủ phân rác.

1. Dịch tễ học

Bê nghé bị nhiễm cầu trùng cao hơn trâu bò. Bệnh xảy ra ở khắp nơi, tỉ lệ bê nghé nhiễm từ 50-80%. Bê nghé từ 1-2 tháng tuổi thường nhiễm nặng. Bệnh ở bê nghé thường ở thể cấp tính, còn trâu bò thường ở thể mãn tính hoặc mang trùng. Thời kỳ nóng ẩm mưa nhiều làm noãn nang cầu trùng dễ dàng phát triển thành giai đoạn cảm nhiễm. Khi mưa xuống, nước mưa sẽ mang noãn nang cảm nhiễm ra các khu vực phụ cận làm ô nhiễm môi trường chăn nuôi và lây lan bệnh rất nhanh.

Vòng đời: Cầu trùng có hai giai đoạn phát triển ngoài tự nhiên và trong cơ thể gia súc. Giai đoạn phát triển ngoài tự nhiên: Noãn nang bài xuất theo phân ra ngoài (đây là dạng trưởng thành bên trong có 4 bào nang) khi gặp điều kiện thuận lợi tạo thành noãn nang cảm nhiễm.

Giai đoạn phát triển trong cơ thể bê nghé: Khi vào cơ thể gia súc, noãn nang cảm nhiễm vỡ ra, giải phóng các bào tử thể đực và cái. Các bào tử thể tạo thành hợp tử, hợp tử lại vỡ ra giải phóng ra các noãn nang theo phân ra ngoài. Trong quá trình phát triển, các noãn nang cầu trùng tiết ra độc tố phá huỷ nhung mao ruột, tổn thương niêm mạc ruột gây xuất huyết ruột, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn đường ruột xâm nhập, gây viêm ruột kế phát.

2. Triệu chứng lâm sàng

* Thể cấp tính: Thời gian ủ bệnh từ 7-10 ngày đối với bê nghé từ 1-3 tháng tuổi. Bê thường bị ỉa chảy, phân nát, mùi tanh, sau 2-3 ngày phân có lẫn niêm mạc ruột, lầy nhầy, có máu tươi hoặc màu nâu.

Bê nghé thường phải cong lưng rặn nhưng phân ra rất ít nên còn gọi là “bệnh lỵ đỏ”. Con vật ăn ít, uống nước nhiều. Có trường hợp sốt nhẹ do viêm ruột. Bệnh cấp tính thường gây chết nhanh sau 7 - 10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.

* Thể mãn tính: Các biểu hiện lâm sàng giống bệnh cấp tính nhưng nhẹ hơn và kéo dài. Cũng có trường hợp bê qua được thời kỳ cấp tính và chuyển thành mãn tính.

Bê thường bị viêm ruột mãn tính, khi ỉa chảy khi táo bón. Phân thường có dịch nhầy và lẫn máu. Bê bị suy nhược, tiêu hoá kém, lông xơ xác. Bê gày còm và dễ nhiễm các bệnh kế phát như bệnh tiên mao trùng, lê dạng trùng, tụ huyết trùng... Bê thể bệnh mãn tính thường là nguồn reo rắc bệnh.

3. Bệnh tích

Niêm mạc ruột già, trực tràng có tụ huyết từng đám, có nhiều cầu trùng. Niêm mạc ruột xuất huyết, tróc niêm mạc ruột từng mảng. Ruột sưng to, có nhiều điểm hoại tử màu trắng. Niêm mạc nhợt nhạt, lông xơ xác.

4. Chẩn đoán bệnh

- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học: Bê thường ỉa chảy, phân nhầy có lẫn máu tươi.

- Tìm noãn nang cầu trùng trực tiếp từ niêm mạc ruột. Nạo niêm mạc ruột ở vị trí xuất huyết nhiều, cho lên phiến kính tìm noãn nang cầu trùng.

Tìm noãn nang qua kiểm tra phân bằng phương pháp Fuiileborn. Noãn nang cầu trùng ở bê nghé thường có hình cầu hoặc hình bầu dục bên trong có 2 hoặc 4 bào nang. Kích thước noãn nang từ 16-32μm x 18- 21 μm.

5. Phòng trị bệnh

Nên tăng cường chăm sóc, hộ lý cho bê nghé. Nên cho ăn giảm lượng cỏ rơm để chống co thắt chảy máu ruột, tăng thêm thức ăn tinh và dễ tiêu hoá.

Có thể dùng một trong các loại thuốc sau để tẩy cho bê nghé: Furazolidon: Liều 30 mg/kg thể trọng trộn lẫn thức ăn hoặc hoà nước cho uống. Dùng liên tục trong 4 - 5 ngày liền. Sulfamethazine:

Liều 50 - 100 mg/kg thể trọng cho uống, dùng trong 4 - 5 ngày liên tục. Amprolium: Liều 10 mg/kg thể trọng, cho uống 5 ngày liền.

Nên kết hợp với kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường tiêu hoá như Chloramphenicol 30mg/kg thể trọng hoặc Oxytetracyclin 30 mg/kg thể trọng dùng trong 5 - 6 ngày liên tục.

* Phòng bệnh:

Tránh tiếp xúc với mầm bệnh: Giữ vệ sinh chuồng trại. Phân rác thải cần tập trung để ủ sinh học hoặc rắc vôi bột để diệt noãn nang. Dùng Crezil 2% hoặc NaOH 1% phun rửa nền chuồng. Không nhập trâu bò từ vùng có bệnh.

Sử dụng thuốc phòng nhiễm: Sulfamethazil: 50 mg/kg thể trọng dùng trong 3 - 4 ngày, nghỉ 10 ngày, dùng tiếp đợt 2. Prophylactic: 7 mg/kg thể trọng trộn thức ăn hàng ngày trong 21 ngày.

Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng: Bồi dưỡng cho trâu bò mẹ đủ sữa để bê nghé bú, tạo điều kiện tăng sức đề kháng. Giữ bê nghé ở nơi khô ráo, nên giữ trong cũi để tránh tiếp xúc với phân có mầm bệnh. Cho bê bú sữa đầu trong 6 giờ sau đẻ để tăng sức kháng.

Bình Minh