Giống sắn 13Sa05 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ thuộc Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ tập đoàn nhập nội. Giống được được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho sản xuất thử theo quyết định số: 401/QĐ – CLT ngày 17 tháng 12 năm 2018. Và quyết định tự công bố lưu hành của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm số 169/QĐ-VCLT-KH ngày 28 tháng 4 năm 2020.
Giống sắn 13Sa05 là giống được nhập nội, có dạng hình cây thẳng. Thời gian sinh trưởng khoảng 10 tháng. Giống nhiễm nhẹ các bệnh đốm lá, cháy lá.. Khả năng chịu hạn, rét và chống đổ tốt; củ to, đạt từ 4,0-5,0 kg/khóm; Năng suất củ tươi 45 tấn/ha, cao hơn KM94 từ 43,5-51,7%; tỷ lệ tinh bột đạt từ 29%, chất lượng củ khi luộc ăn ngon.
1. Chuẩn bị hom:
Chọn những cây sắn khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh, có đốt ngắn, ở những ruộng, nương sắn tốt, không bị sâu bệnh, đủ 8 tháng tuổi trở lên để làm giống.
Chọn lđoạn giữa thân, chặt hom làm giống.
Dùng dao sắc chặt hom, mỗi hom dài 20 cm, có 5 mắt. Khi chặt nhẹ nhàng không làm dập nát hai đầu.
Nhúng hom giống trước khi trồng vào các thuốc Ridomil hoặc Tilsuper 300EC để diệt nấm bệnh.
2. Chuẩn bị đất:
Đối với đất độ dốc thoải, cày sâu, phơi ải, bừa kỹ để đất tơi xốp, thoáng khí nhặt sạch cỏ dại theo đường đồng mức nhằm tránh xói mòn đất.. Nếu đất bằng phải làm luống để thoát nước.
3. Thời gian trồng:
Vùng Trung du miền núi phía Bắc: trồng từ tháng 1, tháng 2 .
Vùng Bắc Trung Bộ: trồng từ đầu tháng 4 .
4. Phương pháp trồng:
Đặt nghiêng hom một góc 15 độ so với mặt đất theo 1 chiều nhất định, mắt mầm về 2 phía, sâu 7 – 10 cm, lấp đất phủ phần gốc hom.
Hoặc trồng rải hom nằm ngang dưới đất (nếu đất dốc) cây sắn có nhiều củ hơn so với đặt chếch 15 độ.
Mật độ trồng 10.000khóm/ha (Hàng cách hàng 1,0 m; cây cách cây 1,0 m).
Khi cây ra nhánh, mỗi gốc để 1-2 thân cho cây sắn sinh trưởng, phát triển tốt.
5 Phân bón và cách bón phân
Lượng bón cho 1 ha:
Gồm 10 tấn phân chuồng hoai mục + 200 kg đạm urê + 350 kg phân lân supe + 150 kg Kali.
– Cách bón
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 100% lân.
+ Bón thúc lần 1: Vào khoảng 30 ngày sau trồng, bón 50% đạm + 50% kali làm cỏ, bón phân và vun nhẹ.
+ Bón thúc lần 2: Vào khoảng 50 ngày sau trồng bón 50% lượng kali + 50% đạm còn lại ngày sau trồng, làm cỏ, vun cao cho sắn .
Tránh bón vào lúc trời nắng to hoặc những ngày có mưa lớn; bón cách gốc sắn 15 cm và lấp đất kín phân.
6 .Chăm sóc sắn
Che phủ kín bề mặt đất bằng nylon, bằng thân lá thực vật, làm diệt cỏ dại.
Xới phá váng, làm sạch cỏ dại sau trồng từ 20 ngày.Khi sắn có 7 lá xới đất, bón thúc lần 1 và vun nhẹ. Khi sắn có từ 10 lá làm sạch cỏ, xới đất, bón thúc lần 2 và vun cao.
8. Phòng trừ sâu, bệnh
Cần vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng và xử lý hom giống bằng thuốc nội hấp theo hướng dẫn kỹ thuật.
*Sâu hại:
Nhện đỏ, Rệp sáp Cần mua thuốc phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
*Các bệnh hại sắn:
Cháy lá vi khuẩn, bệnh đốm nâu lá , Khảm lá virus, bệnh chổi rồng Cần báo ngay cán bộ bảo veekj thực vật để hướng dẫn diệt trừ bệnh.
9. Thu hoạch
Thời gian thu hoạch: 10tháng sau trồng, khi sắn rụng gần hết lá, chọn ngày nắng ráo, thu hoạch xong vận chuyển ngay đến cơ sở chế biến không nên giữ lại quá 2 ngày, củ sẽ bị ảnh hưởng chất lượng.
* Bảo quản củ sắn:
Bảo quản sắn tươi: Chọn củ sắn không bị sây xát nhúng vào nước vôi 1% để bảo vệ củ sắn. Khi vỏ sắn khô nước vôi xử lý thì xếp từng luống cao 50 – 60cm để ở chỗ râm mát, tránh mưa nắng sau đó phủ lớp cát dày 10cm lên trên luống củ.
Lê Doanh