00:00 Số lượt truy cập: 2841513

Kinh nghiệm trong thí điểm chuyển đổi số cấp xã tại Ninh Bình 

Được đăng : 22/11/2022

dien-mao-nong-thon-o-ninh-binh-ngay-cang-khoi-sac-anh-tung-chi

Diện mạo nông thôn ở Ninh Bình ngày càng khởi sắc (Ảnh: Tùng Chi)

Ngày 20/4/2021 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về Xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi sốđến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, Nghị quyết xác định ưu tiêntập trung đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số ở 8 lĩnh vực: Y tế, giáo dục - đào tạo,văn hóa - thể thao, du lịch, giao thông vận tải, nông nghiệp, tài nguyên – môitrường, tài chính; hàng năm bố trí 1,0% tổng chi cân đối ngân sách địa phươngvà huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển hai các hoạt động,chương trình, đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyềnđiện tử, phát triển đô thị thông minh, chuyển đổi số…

Ngay từ những ngày đầu triển khai chủ trương về chuyển đổi số, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt,quan điểm rõ ràng, tạo được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành. Vai trò,tầm quan trọng của chuyển đổi số đã được thể hiện qua nhiều lợi ích mà người
dân được thụ hưởng.

Đến nay, tỉnh Ninh Bình có trên 63 nghìn người có tài khoản định danh điện tử;hơn 587 nghìn người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch đang còn hoạtđộng tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; trên 289.800 địa điểm cóđịa chỉ số. Trong lĩnh vực cải cách hành chính, việc sử dụng các dịch vụ côngtrực tuyến đã góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân, doanh nghiệpvới 806 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã được tích hợp trên Cổng dịch vụcông quốc gia; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tiếp nhận trên Cổng dịch vụ công hiện nayđạt trên 50%.

Cổng dịch vụ công của tỉnh Ninh Binh đã triển khai hiệu quả trên cơ sở kết nối liênthông với hệ thống một cửa của tỉnh và các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện,các đơn vị ngành dọc. Quá trình chuyển đổi số cũng được thể hiện rõ trong côngtác chỉ đạo, điều hành, quản lý và hoạt động của các cấp chính quyền.

Hiện nay, 100% cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến xã đã thiết lập mạng nội bộ (LAN) để kết nối các máy tính trong nội bộ cơ quan, đơn vị phục vụ ứng dụng các phần mềm chuyên ngành, các hệ thống thông tin của tỉnh; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức có máy tính sử dụng tại cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện đạt 100%, tại cấp xã đạt khoảng 85%.

Mạng Truyền số liệu chuyên dùng đã được triển khai cho 197 cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh; đã hình thành mạng diện rộng nội tỉnh (WAN) dựa trên hạ tầng của Mạng Truyền số liệu chuyên dùng. Hiện đã đấu chuyển cơ bản cho các cơ quan, đơn vị để sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm dùng
chung của tỉnh vào Mạng Truyền số liệu chuyên dùng và kết nối với Mạng Truyền số liệu chuyên dùng quốc gia do Cục Bưu điện Trung ương quản lý.

Đặc biệt, khi dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, thực hiện giãn cách xã hội, hầu như các hoạt động đời sống xã hội đều được thay thế bởi hoạt động trên môi trường số. Công nghệ số, các ứng dụng và nền tảng số đã gần như hiện diện trong tất cả các hoạt động phòng, chống dịch và chăm sóc sức khỏe người dân. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp cũng chuyển dần
mô hình và phương thức quản lý hành chính, kinh tế, xã hội truyền thống sang nền tảng chuyển đổi số. Công tác điều hành, quản lý, hội họp được thực hiện trực tuyến, sử dụng các nền tảng Internet...

Cùng với đó, Ninh Bình đã hoàn thành thí điểm chuyển đổi số cấp xã tại xã Yên Hòa (Yên Mô). Đây được xem là điểm sáng về chuyển đổi số cơ sở trong cả nước, tạo tiền đề quan trọng để Ninh Bình triển khai nhân rộng tại 13 xã và thí điểm mô hình Chính quyền số tại thành phố Tam Điệp.

Tại Hội nghị triển khai “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025” do Văn Phòng điều phối nông thôn mới trung ương (Bộ NN&PTNT) tổ chức vào tháng 10/2022, đại diện Sở NN&PTNT Ninh Bìnhđã chia sẻ một số kinh nghiệm trong thí điểm chuyển đổi số cấp xã tại Ninh Bình. Theo người đại diện thì chuyển đổi số là bài toán chủ yếu về thể chế, về thay đổi cách nghĩ, cáchlàm. Lựa chọn việc dễ làm trước, làm ngay và dứt điểm, việc khó làm thì thíđiểm, vừa làm vừa điều chỉnh. Cách làm phải xuất phát từ thực tiễn, luôn bám sátvà tôn trọng thực tiễn.Trong quá trình triển khai xây dựng mô hình thí điểm chuyển đổi số, đã rútra những bài học kinh nghiệm sau:

Một là,khi bắt đầu triển khai thực hiện phải xác định và đánh giá cụ thể, rõ ràng được điều kiện về con người, hạ tầng, trình độ, điều kiện tiếp cận công nghệ của người dân tại địa phương để từ đó xây dựng được các nội dung cần triển khai có tính sát thực và phù hợp.

Hai là,lấy người dân là trung tâm để thực hiện, phải tuyên truyền thật sâu rộng để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu thế nào là chuyển đổi số, chuyển đổi số ở lĩnh vực nào và mang lại lợi ích như thế nào thì quá trình triển khai thực hiện mới có thể thuận lợi, thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân. Thay đổi được thói quen sử dụng của người dân là một việc làm rất khó và mất rất nhiều
thời gian, chính vì vậy công tác tuyên truyền phải thật thường xuyên, có trọng tâm.

Ba là, lãnh đạo địa phương, cán bộ, công chức phải có sự quyết tâm vào cuộc tích cực trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, phải vận dụng sáng tạo vào điều kiện đặc thù của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên, từng bộ phận. Huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong triển khai.

Bốn là, đổi mới trong cách làm, vì điều kiện địa lý xa nên phối hợp giữa các đơn vị rất khó khăn, chính vì vậy luôn phải có sự thống nhất, trao đổi nhanh chóng giữa các cấp, các bộ phận, các công việc thông qua các nhóm, khi thống nhất có được sự đồng thuận là bắt đầu triển khai thực hiện ngay.

Năm là, xây dựng được một đội ngũ, một lực lượng tham gia tích cực để triển khai các nhiệm vụ, lực lượng chủ lực ở đây là các hội, đoàn thể.

Sáu là,trong quá trình triển khai phải mạnh dạn và tìm những cái mới, cái mà người dân, địa phương còn đang khó khăn, cần giải quyết để tìm các giải pháp công nghệ để giải quyết những khó khăn đó. hi bàn tìm ra được vấn đề, giải pháp là bắt tay vào triển khai ngay./.

Thanh An