00:00 Số lượt truy cập: 2841527

Kinh nghiệm xây dựng mô hình “Xã thông minh” ở Quảng Thọ 

Được đăng : 22/11/2022
Để thực hiện chuyển đổi số cho khu vực nông thôn, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 265/KH-UBND ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh về xây dựng mô hình “Xã Thông minh”, triển khai thí điểm tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền. Mục tiêu của mô hình là hoàn thiện chính quyền điện tử cấp xã và hướng đến chính quyền số, hỗ trợ việc điều hành chính quyền cấp xã “thông minh hơn”. Đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự ở nông thôn; phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tăng giá trị nông sản và mở rộng giao dịch trên mạng Internet.

 

xay-dung-thi-diem-xa-thong-minh-quang-tho-anh-trieu-quyen

Xây dựng thí điểm "Xã thông minh" Quảng Thọ (Ảnh Triệu Quyền)

 

Khi triển khai thực hiện, UBND xã  đã phối hợp các đoàn thể tuyên truyền nâng cao nhận thức chocán bộ, người dân và doanh nghiệp, HTX,... trên địa bàn xãvề xây dựng mô hình “Xã thông minh” và triển khai thực hiện Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 30/12/2021 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng xã Quảng Thọ năm 2022 đã đạt được những kết quả ban đầu như:

Xây dựng chính quyền điện tử

Các bước xây dựng Chính quyền điện tử đã được xã triển khai như:Đưa vào hoạt động phòng điều hành xã thông minh với diện tích hơn 40m2 đáp ứng yêu cầu làm việc, trang bị thêm áy in màu, máy scan đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ.

Tiến hành nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT cấp xã: Đã tiến hành nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT tại xã. Phòng điều hành xã thông minh đã được trang cấp 2 bộ máy vi tính, 6 màn hình hiển thị, 2 màn hình hiển thị 65 inch, 1 màn hình Led kích thước 160 x 260mm phục vụ họp trực tuyến, hội thảo, quan sát, theo dõi qua hệ thống camera…

Nâng cấp đường truyền Internet, trong đó: Nâng cấp đường truyền CPNet nội bộ của cơ quan, nâng cấp đường truyền internet phục vụ hoạt động của phòng điều hành xã thông minh lên gói cước có lưu lượng lớn hơn.

Toàn xã hiện nay có 31 camera được kết nối vào hệ thống tại phòng điều hành xã thông minh phục vụ quan sát các điểm xung yếu, ngập lụt trong mùa mưa bão, cũng như những điểm trung tâm tại các thôn nhằm góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.

Triển khai các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền số theo tiêu chí “4 không 1 có”, theo đó UBND xã đã triển khai ứng dụng Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành trong thể thể cán bộ, công chức xã, mọi hoạt động ban hành văn bản đi và thao tác xử lý văn bản đến đều được thực hiện trên phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành, 100% văn bản đi được ký số theo quy định. Hoạt động giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống dịch vụ công tập trung với phương châm “Thân thiện - đơn giản - đúng hẹn” được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Đã đưa vào hoạt động phòng họp trực tuyến cùng với các thiết bị phục vụ họp trực tuyến được trang cấp, thực hiện báo cáo số liên thông đến Văn phòng Chính phủ trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính cùng các hệ thống báo cáo khác theo yêu cầu.

Thành lập và đưa vào hoạt động trang Fanpage “Cổng thông tin xã Quảng Thọ” trên mạng xã hội Facebook, đây là kênh thông tin tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như các hoạt động trên địa bàn xã, là kênh tương tác, trao đổi trực tiếp của chính quyền với nhân dân. Ngoài ra các hoạt động của chính quyền còn được đăng tải trên Trang Thông tin điện tử xã, và trả lời ý kiến tương tác của người dân tại mục “Tiếp nhận ý kiến công dân, tổ chức”.Hệ thống internet đã phủ khắp các thôn trên địa bàn xã, đã tiến hành lắp 9 điểm Wifi công cộng trên địa bàn xã.

 Xây dựng Xã hội số

Phòng giám sát điều hành xã thông minh đã tích hợp dữ liệu của các hệ thống: Hệ thống xử lý dịch vụ công tập trung nh m theo dõi tình hình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính; hệ thống camera quan sát trên địa bàn xã quan sát tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn; tích hợp kết quả thu được từ thiết bị quan trắc chất lượng không khí "PAM Air" tại xã (đã triển khai 01 thiết bị đặt tại trung tâm xã), thiết bị này cung cấp diễn biến chất lượng không khí và cảnh báo ô nhiễm không khí theo thời gian thực tại địa bàn xã Quảng Thọ.

UBND xã Quảng Thọ đã ban hành kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 06/10/2021 về việc triển khai các hệ thống phổ biến trong thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn xã. Theo đó, trong thời gian qua, UBND xã đã chủ động phối hợp với các tổ chức tài chính, các đơn vị thanh toán trung gian tổ chức 07 đợt về địa bàn các thôn, Nhà văn hóa xã để tạo tài khoản thanh toán trực tuyến ViettelPay, cho phépkhách hàng từ mọi mạng di động tận hưởng các tiện ích thanh toán, chuyển tiền,đầu tư, mua bảo hiểm...tiện lợi. Cùng hàng loạt ưu đãi hấp dẫn: miễn phí chuyển khoản, chiết khấu viễn thông, chiết khấu hóa đơn điện, nước, truyền hình, internet, giảm giá data Viettel,...

Hiện nay, trên địa bàn xã Quảng Thọ đã có 1.065/1959 hộ gia đình có tài khoản ngân hàng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt hóa đơn điện, nước, truyền hình, internet… Trong đó có 615 tài khoản ViettelPay; 450 tài khoản cácngân hàng khác. 100% cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách xã có tài khoản ViettelPay và tài khoản các ngân hàng khác và đã thực hiện thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình, internet,… không dùng tiền mặt.

Các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội trên địa bàn xã đã nhận kinh phí trợ cấp xã hội hàng tháng thông qua tài khoản ViettelPay từ tháng 11/2021. UBND xã Quảng Thọ đã phối hợp với Điện lực Quảng Điền tổ chức thu tiền điện không dùng tiền mặt cho bà con nhân dân tại xã. Theo đó để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, hình thành thói quen thanh toán hóa đơn không dùng tiền mặt, kể từ tháng 7/2022, Điện lực Quảng Điền sẽ chuyển sang thu hóa đơn tiền điện trên địa bàn xã Quảng Thọ theo hình thức không dùng tiền mặt bằng tài khoản ViettelPay của khách hàng.

Xây dựng Kinh tế số

Mô hình Hợp tác xã số: Đã chọn HTX Nông nghiệp Quảng Thọ II để xây  dựng hệ thống HTX số kết hợp đẩy mạnh giải pháp thương mại điện tử cho nông hộ và HTX, theo đó đã xây dựng và hoạt động thử nghiệm Website của HTX Nông nghiệp Quảng Thọ II nh m quảng bá các sản phẩm mà HTX đang sản xuất, kinh doanh. Tiến hành đưa sản phẩm Trà rau má của HTX lên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, sàn kinh tế hợp tác…

Quảng bá Du lịch của xã bằng công nghệ mô hình hoá 3D và R (thực tại ảo tăng cường) gắn với quảng bá và thương mại sản phẩm đặc hữu địa phương: Đã tiến hành quay, chụp hình ảnh tại một số địa điểm du lịch trên địa bàn xã (khu di tích lịch sử, địa điểm du lịch, sản xuất).  Khó khăn vướng mắc và giải pháp

Qua triển khai mô hình “Xã thông minh”, lãnh đạo xã Quảng Thọ cho biết một số khó khăn vướng mặc gặp phải:Việc ứng dụng, chuyển đổi số cho cộng đồng nông thôn cần phải phù hợp với cách thức, đời sống văn hóa cộng đồng cùng với sự phát triển các dịch vụ KTXH ở cộng đồng nông thôn;  áp dụng cùng lúc nhiều nền tảng số trên các lĩnh vực Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số có thể dẫn đến việc “quá tải” cho bộ phận chính quyền cấp xã, trong khi đó nhân lực cho việc vận hành hệ thống chưa đáp ứng được nhu cầu. Một khi đã thực hiện chuyển đổi số toàn diện thì an toàn, an ninh mạng là việc cần phải quan tâm đúng mức trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao diễn biến ngày càng phức tạp; Việc kết nối, chia sẻ các dữ liệu từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã còn nhiều hạn chế, vướng mắc, chưa hiệu quả, chưa hình thành một hệ thống liên thông, thông suốt.Sự quan tâm chỉ đạo công cuộc chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vựcchuyên môn còn chậm, thiếu sự chủ động phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trongtriển khai.

 Theo đó xã cũng có đề xuất, kiến nghị về chính sách và các giải pháp sau:Việc ứng dụng, chuyển đổi số cho cộng đồng nông thôn cần phải phù hợp với cách thức, đời sống văn hóa cộng đồng tránh hiện tượng áp dụng một cách “cưỡng bức” về công nghệ và các ứng dụng”; Ứng dụng công nghệ làm “biến chất” sinh hoạt có tính cộng đồng ở nông thôn.

Chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng kinh tế, thúc đẩy hội nhập và khởi sự kinh doanh, cần hình thành các hoạt động liên kết sâu rộng hơn thông qua việc chia sẻ thông tin sản xuất, sản phẩm từ đó để kết nối với người tiêu dùng và người thu mua chứ không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm trên nền tảng online.

Các thông tin dữ liệu trên tất cả các lĩnh vực cần được công khai và cho phép người dân truy cập, đặc biệt là các thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp như thời tiết, giá cả, khuyến nông cần được cập nhật và chia sẻ đến người sản xuất một cách nhanh chóng.

Nhất quán trong việc sử dụng các nền tảng ứng dụng, tránh việc các địa phương đua nhau xây dựng ứng dụng, nền tảng riêng cho địa phương mình, làm lãng phí nguồn lực và khó khăn trong hoạt động kết nối sau này. Trung ương cần sớm có cơ chế, chính sách hướng dẫn cụ thể cũng như bố trí nguồn lực để các địa phương sớm triển khai thực hiện.

Thanh An