00:00 Số lượt truy cập: 2984100

Kinh nghiệm xử lý các bệnh thiếu dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn 

Được đăng : 05/08/2021
Trong chăn nuôi, hầu hết các bệnh về thiếu dinh dưỡng gây ảnh hưởng rất lớn: lợn chậm lớn, còi cọc, dễ mắc bệnh; đối với lợn sinh sản thì đẻ ít, con sinh ra yếu ớt, hay bị chết, lợn mẹ dễ mắc nhiều loại bệnh sau sinh và trong quá trình nuôi con, có thể khó động dục lại lần sau…..

tai-xuong-11234

 

1.Thiếu protein.

Thiếu hụt protein có thể làm giảm sự tăng trưởng, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cao, tăng tỷ lệ lượng mỡ ở lợn đang phát triển và lợn vỗ béo nhiều hơn.

Lợn đang cho con bú, lượng sữa bị giảm, nếu thiếu hụt quá mức và lợn nái có thể không động dục được lại sau cai sữa lợn con.

Các chất bổ sung protein không nên cho ăn trực tiếp mà nên được trộn với các loại nguyên liệu có sẵn.

2.Thiếu chất béo.

Khẩu phần ăn của lợn cần có đầy đủ chất béo từ các nguyên liệu có trong thức ăn để cung cấp lượng lớn acid béo thiết yếu. Một số acid béo không bão hòa là cần thiết cho lợn nái, khi thiếu gây nên  rụng lông, viêm da, bong da, hoại tử da cổ và vai; Lợn tăng trưởng kém.

3.Thiếu khoáng chất.

Thiếu hụt canxi và phốt pho: Dẫn tới bệnh còi xương ở lợn đang phát triển và mềm xương  ở lợn trưởng thành. Các triệu chứng như lợn con đi khập khiễng, ở lợn nái già gãy xương và liệt hai chân sau. Do lợn nái sản xuất lượng sữa ở mức cao và cho con bú. Ngoài ra có thể là do thiếu Vitamin D, nhưng thiếu phốt pho là phổ biến.

4. Thiếu muối (NaCl): Sẽ làm giảm tăng trưởng và sức khỏe; lông và da cũng có thể kém phát triển.

5. Lợn nái thiếu iốt: Lợn con không có lông, hoặc ít lông, sức khỏe yếu hoặc chết non. Với sự thiếu hụt ít, lợn sinh ra yếu khi sinh. Sử dụng muối iốt cho lợn sẽ ngăn ngừa được những bệnh lý trên.

6. Thiếu hụt sắt và đồng: Là nguyên nhân làm lợn thiếu máu tim phù, lợn mệt mỏi và thở gấp. Thiếu sắt phổ biến hơn thiếu đồng và thường gặp nhất ở lợn con không được tiêm sắt và uống sắt sớm còi cọc, dễ mắc bệnh, ăn uống kém, sinh trưởng và phát triển không bình thường.

7.Thiếu vitamin.

Thiếu Vitamin A: Dẫn tới tình trạng rối loạn thị giác, dễ mắc các bệnh về mắt, hệ hô hấp; Khả năng sinh sản, hệ thần kinh, hệ tiết niệu và tiêu hóa đều bị ảnh hưởng. Nếu lợn nái thiếu nhiều VitaminA lợn con đẻ ra dễ bị mù, yếu hoặc dị tật….

Thiếu Vitamin D: Dẫn đến còi xương, cứng khớp, xương yếu và cong, có thể liệt chân. Có thể nhầm lẫn với bệnh thiếu canxi hoặc phốt pho.

Thiếu Viatmin E: Khả năng sinh sản kém và hệ thống miễn dịch bị suy giảm.

Thiếu Vitamin K: Nguy cơ khiến thời gian đông máu kéo dài dẫn lợn có thể chết vì xuất huyết.

Thiếu riboflavin: Khả năng sinh sản bị giảm, lợn hậu bị động dục không tlợn chu kỳ. Lợn choai thiếu riboflavin tăng trọng chậm, ăn ít, lông xù, có thể bị đục thủy tinh thể.

Thiếu niacin: Gây viêm nhiễm đường tiêu hóa, làm cho lợn bị tiêu chảy, giảm suát cân…... Nếu cung cấp đầy đủ niacine trong khẩu phần ăn cho lợn sẽ giảm sự xâm nhập của vi khuẩn đường tiêu hóa.

Thiếu choline: Cơ thể lợn phát triển không cân, dễ mắc chứng bệnh gan nhiễm mỡ….. Lợn nái thiếu choline lợn con sinh ra bị dị tật ở chân.

Thiếu hụt biotin: Gây loét và viêm da, rụng lông, dịch quanh mắt, viêm niêm mạc miệng, nứt móng….

Thiếu Vitamin B12: Lợn sơ sinh thiếu Vitamin B12 hoạt động hoạt động yếu, thiếu máu. Gan nhiễm mỡ và hoại tử.

Từ những tác hại của việc thiếu dinh dưỡng, nên cần chú ý những điểm chính sau:

Luôn đảm bảo vệ sinh chuồng trại, để lợn có sức khỏe tốt, không bị các loại côn trùng cắn, hút máu, truyền bệnh.

Căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của từng loại lợn để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, kịp thời; không cho lợn ăn mất cân đối dinh dưỡng.

Nên phối trộn nhiều loại nguyên liệu dảm bảo cân đối các laoij dinh dưỡng khác nhau; nghiêm cấm dùng các chất kích thích tăng trọng, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn.

Đối với lợn nái và lợn con nên có sân chơi để lợn được tắm nắng là tốt nhất.

Ưu tiên áp dụng chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, hoặc chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap, Organic.

P. Loan