00:00 Số lượt truy cập: 2981949

Kỹ thuật nuôi dê lấy sữa 

Được đăng : 12/08/2020

anh-2-112516_556

I
. Những giống dê sữa hiện có ở Việt Nam

Chọn giống là kỹ thuật đầu tiên và quan trọng nhất mà bà con phải nắm được để đưa ra hướng chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế, môi trường đặc thù nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình chăn nuôi. Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống dê nhập từ nước ngoài về để nuôi cho sữa rất hiệu quả như:

- Dê bách thảo, là giống dê sữa và giống dê kiêm dụng sữa – thịt, khả năng cho sữa của dê bách thảo từ 1,1-1,4 kg/con/ngày với chu kỳ cho sữa là 148-150 ngày. Dê bách thảo hiền lành, có thể kết hợp với chăn thả với các điều kiện khác nhau đều cho kết quả chăn nuôi tốt.

- Dê Jumnapari, là giống dê sữa của Ấn Độ khả năng mỗi con cho sữa 1,4-1,6 lít /ngày với chu kỳ tiết sữa 180-185 ngày. Dê phàm ăn và chịu đựng tốt với thời tiết nóng bức.

- Dê Bacbari, là giống dê sữa của Ấn Độ khả năng mỗi con cho sữa tốt từ 0,9-1,2 lít/ngày với chu kỳ 145-148 ngày. Giống dê này mắn đẻ, mỗi năm cho 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm. Dê có thân hình thon chắc, tạp ăn, chịu đựng kham khổ, hiền lành, phù hợp với hình thức chăn nhốt hoặc chăn thả, đặc biệt với người ít vốn nuôi giống dê này rất thích hợp.

- Dê Anpin, là giống dê sữa nổi tiếng của Pháp. Sản lượng sữa cao, 1 ngày cho từ 2-2,5 lít tuỳ theo đặc tính của mỗi con. Sản lượng sữa trung bình từ 900-1000 lít trong một chu kỳ 240-250 ngày.

– Dê Sanen, là giống dê chuyên lấy sữa của Thụy Sĩ, được nuôi nhiều ở Pháp và các nước châu Âu. Dê Sanen có năng suất sữa cao từ 1000-1200 kg sữa cho một chu kỳ 290-300 ngày...

Ngoài các giống dê nói trên, Dê cỏ nước ta hiện nay chủ yếu là nuôi để lấy thịt. Nhưng nếu biết chọn lọc thì mỗi con dê có thể cho 0,5 lít/ngày với chu kỳ cho sữa là 90-105 ngày.

2. Cách làm chuồng nuôi dê 

Dù là nuôi dê theo phương thức ăn thả tự nhiên hay nhốt chuồng khép kín thì bà con cũng phải tuân thủ các yêu cầu làm chuồng cơ bản nhất. 

Yêu cầu chung về chuồng nuôi:

Hướng chuồng nuôi: Nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng thông thoáng, mát mẻ.

Vị trí: Chuồng dê phải khô ráo, không bị ẩm ướt, trũng nước. Lựa chọn vị trí làm chuồng sạch sẽ, yên tĩnh, cách xa khu dân cư, nguồn nước nhưng phải đảm bảo dễ dàng quản lý, chăm sóc và vệ sinh. 

Diện tích chuồng nuôi: Phụ thuộc vào số lượng đàn vật nuôi. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng:

       Loại       

       Nhốt cá thể (con/m2)      

      Nhốt chung (con/m2)     

 Dê cái sinh sản            

0,8 - 1.0

1,0 - 1,2

Dê đực giống

1,0 - 1,2

1,4 - 1,6

- Khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao từ 50 - 80cm.

- Sàn nhốt dê chỉ được hở từ 1 - 1,5cm để chân dê không bị lọt xuống bên dưới nhưng vẫn dễ dàng dọn dẹp vệ sinh. 

- Thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu từ 1,5 - 1,8cm, đóng bằng gỗ hoặc tre, các nan cách nhau từ 6 - 10cm.

- Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng từ 2 - 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước.

3. Về chọn giống để nuôi lấy sữa

Ngoài việc lựa chọn loại giống, trước khi nuôi, bà con cũng cần quan sát kỹ các con giống trong đàn, yêu cầu chung:

- Chọn con giống nuôi có xuất xứ rõ ràng, có thể theo dõi được cặp bố mẹ thì càng tốt. 

- Không chọn những con có đặc điểm: cổ ngắn, bụng nhỏ, lông tai trụi, đầu dài, tứ chi không thẳng, đứng không chắc chắn. 

- Dê đực phải đạt tiêu chuẩn: thân hình cân đối, cơ quan sinh dục phát triển, chọn dê đực trong lứa sinh đôi. 

- Chọn dê cái hướng thịt phải có thân hình chữ nhật.

- Dê cái hướng sữa phải có bộ phận sinh dục nở nang, hông rộng, hai núm vú dài từ 4 - 6cm. 



Thạc sỹ Phạm Văn Đức